Bật mí về chiếc máy bay F-22 bắn hạ khinh khí cầu Trung Quốc

Vụ bắn rơi khinh khí cầu nghi do thám của Trung Quốc đánh dấu lần đầu tiên máy bay chiến đấu F-22 Raptor hạ gục một mục tiêu trên không kể từ khi nó xuất hiện trong cuộc chiến ở Syria và Iraq gần một thập kỷ trước.

TS Rebecca Grant, chuyên gia hệ thống Không quân và chủ tịch Viện Nghiên cứu Độc lập IRIS, cho biết: "Việc bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc thực sự là đòn tiêu diệt không đối không đầu tiên của F-22. Người dân Mỹ chứng kiến một chiếc khinh khí cầu không thân thiện bị bắn hạ trên bầu trời của chúng ta".

Theo trang thông tin quốc phòng The War Zone, đây là vụ bắn hạ trên không ở độ cao cao nhất từ ​​trước đến nay.

Các máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ. Ảnh: Reuters

Các máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ. Ảnh: Reuters

Theo Bloomberg, chiếc F-22 bay ở độ cao khoảng 17.678m ngoài khơi bờ biển Nam Carolina, rồi bắn một tên lửa Aim-9X Sidewinder vào khinh khí cầu đang lơ lửng ở độ cao từ 18.288 m đến 19.812 m.

Máy bay chiến đấu tàng hình do hãng Lockheed Martin chế tạo này đã tham chiến vào năm 2015, 9 năm sau khi được cho là sẵn sàng chiến đấu. Nó được sử dụng chủ yếu để thực hiện các cuộc không kích có dẫn đường nhằm vào các vị trí của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Syria và Iraq.

Lực lượng Không quân ca ngợi thành công của F-22 trong các nhiệm vụ đó là minh chứng cho khả năng chiến đấu hiệu quả của một chiếc máy bay từ lâu vốn bị chỉ trích về giá thành và khả năng không được sử dụng. Lầu Năm Góc đã chi 67 tỉ USD để mua 187 máy bay siêu thanh này.

Việc phát hiện và bắn hạ khinh khí cầu của Trung Quốc đã làm leo thang căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung. Vụ việc xảy ra chưa đầy 3 tháng sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đồng ý nối lại đàm phán trong cuộc gặp mặt trực tiếp ở Bali.

Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cho rằng Trung Quốc đang sử dụng khinh khí cầu trong nỗ lực giám sát các địa điểm chiến lược ở lục địa Mỹ. Các quan chức Mỹ sẽ tìm hiểu thêm về khả năng của khinh khí cầu này sau hoạt động thu hồi nó ở ngoài khơi bờ biển.

Trong động thái phản ứng, Trung Quốc hôm 6-2 cáo buộc Mỹ sử dụng vũ lực bừa bãi khi cho rằng điều đó đã “tác động nghiêm trọng cũng như làm tổn hại đến nỗ lực và tiến bộ của cả hai bên trong việc ổn định quan hệ Trung-Mỹ”. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Xie Feng cho biết ông đã gửi công hàm phản đối chính thức tới Đại sứ quán Mỹ nhằm phản đối hành động tấn công của Mỹ nhằm vào khinh khí cầu dân sự của Trung Quốc bằng lực lượng quân sự.

Mỹ dùng F-22 bắn hạ khí cầu: Chuyên gia Trung Quốc cảnh báo hậu quả

Mỹ điều chiến đấu cơ F-22 bắn hạ khí cầu “dân sự” không khác gì dùng đại bác bắn muỗi, một chuyên gia Trung Quốc nói với Thời báo Hoàn cầu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Xuân Mai ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN