Báo Trung Quốc nhận định về việc Nga nhiều ngày liên tiếp tập kích Odessa

Trung Quốc đã kêu gọi Nga, Ukraine và các bên liên quan tích cực đối thoại và tham vấn về vấn đề thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen và hạ nhiệt căng thẳng.

Lửa cháy ở Odessa sau một cuộc tập kích của Nga vào ngày 20/7.

Lửa cháy ở Odessa sau một cuộc tập kích của Nga vào ngày 20/7.

Với việc Ukraine lại tấn công kho đạn Nga ở bán đảo Crimea và Nga liên tiếp những ngày qua giáng đòn tập kích các mục tiêu ở thành phố Odessa và miền nam Ukraine, Đại sứ quán Trung Quốc ở Ukraine đã khuyến cáo công dân thận trọng.

Một số chuyên gia Trung Quốc nhận định, các diễn biến mới hiện nay cho thấy cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đang có dấu hiệu bước vào một giai đoạn leo thang mới.

Hôm 22/7, máy bay không người lái (UAV) đã tấn công kho đạn Nga ở bán đảo Crimea khiến giới chức địa phương ra lệnh sơ tán trong phạm vi 5km. Ukraine sau đó đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công.

Trong khi đó, Nga vẫn tiếp tục giáng đòn tập kích từ xa nhằm vào thành phố Odesa trong đêm ngày 23/7 bằng tên lửa hành trình Kalibr và tên lửa chống hạm Onyx, gây thiệt hại đáng kể cho cơ sở hạ tầng Ukraine.

Trong một diễn biến khác, một phóng viên của hãng thông tấn Nga RIA Novosti được cho là thiệt mạng do đạn chùm Ukraine sử dụng ở tỉnh Zaporizhzhia. Một số phóng viên khác cũng bị thương, theo RT.

"Đây là các yếu tố có thể khiến xung đột leo thang. Về vấn đề đạn chùm, khả năng đáp trả của Nga là rất mạnh", Song Zhongping, chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh, nói trên tờ Hoàn Cầu hôm 23/7.

Giao thông trên cầu Crimea trong tuần qua liên tục bị đình trệ vì các vụ tấn công của Ukraine.

Giao thông trên cầu Crimea trong tuần qua liên tục bị đình trệ vì các vụ tấn công của Ukraine.

"Cuộc xung đột có dấu hiệu leo thang gây ra thêm thiệt hại và tạo thêm sức ép cho các bên. Tác động của xung đột đã mở rộng từ quân sự sang chính trị và kinh tế", Zhang Hong, chuyên gia đến từ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói trên tờ Hoàn Cầu.

Nga không tiếp tục gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen là một biện pháp mang ý nghĩa kinh tế và ngoại giao nhằm tìm cách dỡ bỏ cấm vận do phương Tây áp đặt. Điều đó cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến Ukraine gặp thêm khó khăn về kinh tế, ông Zhang nói. Trước đó, Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố chính thức, kêu gọi các bên liên quan hành động vì mục tiêu duy trì an ninh lương thực quốc tế, giảm bớt khủng hoảng lương thực ở các nước đang phát triển, hợp tác với các cơ quan Liên Hợp Quốc để tăng cường đối thoại và tham vấn, tìm kiếm một giải pháp cân bằng cho mối quan tâm chính đáng của tất cả các bên và sớm nối lại thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc và phân bón từ Nga và Ukraine.

"Nga đã đưa ra một số điều kiện để nối lại thỏa thuận nhưng phương Tây nhiều khả năng sẽ không chấp nhận và điều này càng khiến căng thẳng leo thang", ông Song nhận định.

Vấn đề lớn nhất hiện nay là không có dấu hiệu cho thấy các bên hướng tới một cuộc đàm phán hòa bình và xung đột sẽ vẫn kéo dài, ông Song nói thêm.

Theo ông Cui Heng, chuyên gia tại Đại học Sư phạm Hoa Đông, chỉ khi nào các bên đạt được một thỏa thuận về việc Ukraine ngừng tấn công các cơ sở hạ tầng dân sự Nga, bao gồm cầu Crimea, căng thẳng mới có thể hạ nhiệt và thỏa thuận ngũ cốc mới có cơ sở được nối lại.

"Phản ứng của Nga với Ukraine là rất mạnh, đặc biệt là những gì xảy ra ở Odessa. Điều đó cho thấy cam kết tiếp tục duy trì xung đột của Nga là rất đáng kể", ông Cui nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Nga dùng tên lửa chống hạm siêu thanh tập kích Odessa: Ukraine không thể đối phó?

Trong đợt tập kích tên lửa kéo dài nhiều ngày nhằm vào thành phố cảng Odessa ở phía tây nam Ukraine, quân đội Nga đã sử dụng ít nhất 13 tên lửa chống hạm siêu thanh P-800 Onyx.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - Hoàn Cầu ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN