Báo Trung Quốc nêu quan điểm đối với thông tin của tình báo Mỹ về thủ phạm phá Nord Stream

Vụ nổ đường ống khí đốt Nord Stream của Nga có diễn biến mới khi truyền thông Mỹ trích dẫn nguồn tin tình báo, nói về thế lực đứng sau vụ phá hoại.

Thủ phạm thực sự đứng sau vụ nổ đường ống Nord Stream vẫn còn là bí ẩn. Ảnh: Hoàn Cầu.

Thủ phạm thực sự đứng sau vụ nổ đường ống Nord Stream vẫn còn là bí ẩn. Ảnh: Hoàn Cầu.

Tờ New York Times, Washington Post và các phương tiện truyền thông khác dẫn nguồn tin từ quan chức tình báo Mỹ giấu tên cho biết, "một nhóm thân Ukraine đã gây ra vụ nổ đường ống Nord Stream".

Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu, nói về "nhóm thân Ukraine, có lẽ không có nhóm nào có năng lực và động cơ để làm điều đó hơn Mỹ".

Báo Trung Quốc dẫn nhận định của các nhà quan sát cho rằng, báo cáo mới của tình báo Mỹ mang tính mơ hồ, không rõ ràng, chỉ làm phức tạp thêm vấn đề.

"Washington đang muốn làm rối thêm vấn đề, khiến nỗ lực xác định thế lực thực sự đứng sau vụ nổ đường ống trở nên khó khăn hơn, cũng như tăng cường khả năng răn đe nhắm vào các đồng minh xuyên Đại Tây Dương", Hoàn Cầu nhận định. Bên cạnh đó, khả năng có một cuộc điều tra do Liên Hợp Quốc dẫn đầu là rất thấp.

Sau khi truyền thông Mỹ hé lộ thông tin, Ukraine đã lên tiếng phủ nhận vai trò liên qua. Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nói Kiev "không có thông tin về nhóm phá hoại thân Ukraine" mà thông tin tình báo của Mỹ nhắc tới.

Nga cũng bày tỏ hoài nghi về độ tin cậy của thông tin. "Đây là nỗ lực có tính toán nhằm lan truyền thông tin sai lệch thông qua truyền thông", phát ngôn viên Điện Kremlin, Dmitry Peskov nói.

Theo tờ Hoàn Cầu, dư luận Trung Quốc đặt câu hỏi rằng "liệu Mỹ cũng có thể được coi là 'nhóm thân Ukraine' gây ra vụ phá hoại hay không".

Lu Xiang, chuyên gia nghiên cứu về Mỹ tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói trên tờ Hoàn Cầu hôm 8/3 rằng, với việc công bố thông tin như trên, Washington đang tự tin về việc không có bằng chứng có thể quy kết trách nhiệm cho Mỹ.

Li Haidong, giáo sư đến từ Viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Ngoại giao Trung Quốc, cho rằng Mỹ rất có kinh nghiệm trong các nỗ lực phá hoại. “Nếu Mỹ đứng sau vụ phá hoại, họ chắc chắn đã lên kế hoạch cẩn thận về cách phá hủy hoặc che giấu bằng chứng và tung ra các thông tin sai lệch nhằm đánh lừa công chúng", ông Li nhận định.

Ông Lu nói chính phủ Mỹ có thể đã thông qua các phương tiện truyền thông để tung hỏa mù, khiến công chúng không còn chú ý đến cáo buộc của nhà báo Seymour Hersh.

Tháng trước, nhà báo Mỹ Seymour Hersh cung cấp các thông tin cho rằng, chính phủ Mỹ đứng sau vụ nổ đường ống Nord Stream.

Hiện tại, Washington đang tỏ ra tự tin vì các bằng chứng là không đủ để mở một cuộc điều tra nhằm vào Mỹ. Washington cũng nhờ đó mà tạo ra sự răn đe với các đồng minh ở châu Âu, rằng "sẽ có hậu quả nếu các đồng minh không hành động theo chiến lược của Mỹ", ông Lu nói.

Sau vụ nổ đường ống Nord Stream xảy ra vào tháng 9/2022, Đức, Thụy Điển và Na Uy đưa ra kết luận rằng đây là vụ phá hoại có chủ ý. Nhưng thế lực nào đứng sau thì vẫn còn là dấu hỏi. Nga đã phàn nàn về việc không được tham gia điều tra và kêu gọi mở một cuộc điều tra quốc tế do Liên Hợp Quốc dẫn dầu.

Theo ông Lu, với các diễn biến như hiện nay, rất có thể các cuộc điều tra về vụ nổ đường ống Nord Stream sẽ dừng lại mà không có kết luận cuối cùng.

Đức, NATO nói về việc xác định thủ phạm phá hoại đường ống Nord Stream

Đức xác nhận thông tin một tàu nghi vận chuyển thiết bị nổ trong vụ phá hoại 2 đường ống Nord Stream của Nga đã bị khám xét.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Anh - Business Insider ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN