Báo Trung Quốc đánh giá kịch bản Bắc Kinh thu hồi Đài Loan bằng vũ lực năm 2026

Một kịch bản Trung Quốc thu hồi đảo Đài Loan bằng vũ lực do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington đưa ra gần đây đề cập đến việc quân đội Trung Quốc kiểm soát hòn đảo nhưng tất cả các bên liên quan đều hứng chịu tổn thất lớn.

Các tàu đổ bộ Type 071 của hải quân Trung Quốc.

Các tàu đổ bộ Type 071 của hải quân Trung Quốc.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu, ấn phẩm trực thuộc Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 10/1 đăng bài viết đánh giá kịch bản chiến tranh như vậy không có giá trị để tham khảo.

Theo Hoàn Cầu, kịch bản này được thiết kế để "thổi phồng mối đe dọa đến từ Trung Quốc", thúc đẩy Mỹ tích cực vũ trang hơn nữa cho hòn đảo, đồng thời khuyến khích việc Mỹ can thiệp ngay khi xung đột nổ ra ở Đài Loan.

Kịch bản chiến tranh do CSIS thực hiện nhấn mạnh tổn thất lớn của Mỹ, Nhật Bản và đảo Đài Loan trong nỗ lực ngăn chặn Trung Quốc. Kịch nêu giả định rằng xung đột nổ ra vào năm 2026.

Hoàn Cầu dẫn lời các chuyên gia cho biết, kịch bản chiến tranh như vậy không thực tế do đánh giá thấp năng lực của quân đội Trung Quốc, trong khi phóng đại năng lực của Mỹ và Nhật Bản.

CSIS nói đã thực hiện kịch bản mô phỏng chiến tranh này 24 lần, với kết quả là Mỹ và Nhật Bản tổn thất hàng chục tàu chiến, hàng trăm máy bay và hàng ngàn binh sĩ. Mỹ cũng có thể mất 2 tàu sân bay hạt nhân trong nỗ lực bảo vệ hòn đảo.

Quân đội Trung Quốc có thể tổn thất 10.000 binh sĩ, 155 máy bay và 138 tàu chiến, theo đánh giá của CSIS.

"Kịch bản mô phỏng như vậy hoàn toàn không chuyên nghiệp", Wei Dongxu, một chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh, nói trên tờ Hoàn Cầu. "CSIS không thể biết chi tiết cách quân đội Trung Quốc triển khai binh sĩ và trang thiết bị. Vậy nên kết quả đưa ra không chính xác, mang tính một chiều".

Theo ông Wei, Mỹ chỉ tổn thất 2 tàu sân bay là con số quá nhỏ, trong khi năng lực tên lửa của quân đội Trung Quốc đã gia tăng đáng kể.

Các tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D và DF-26 đã được chứng minh là có năng lực tấn công mục tiêu di chuyển trên biển như tàu sân bay, theo các nhà phân tích Trung Quốc.

Theo các chuyên gia, Trung Quốc đã thường xuyên tổ chức diễn tập quân sự, mô phỏng xung đột ở eo biển Đài Loan. Nếu Mỹ và Nhật Bản can thiệp bảo vệ hòn đảo, thiệt hại của họ sẽ lớn hơn nhiều so với những gì mà CSIS đánh giá.

Mỹ có thể mất ảnh hưởng ở châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm căn cứ trên đảo Guam và thậm chí là các căn cứ ở Úc, theo tờ Hoàn Cầu.

Một điểm đánh giá của CSIS mà các chuyên gia Trung Quốc đồng tình, đó là Mỹ và Nhật Bản sẽ đối mặt kết quả tiêu cực nếu can thiệp vào vấn đề Đài Loan. Trung Quốc coi Đài Loan là vùng lãnh thổ không thể tách rời, nếu cần sẽ phải thu hồi bằng vũ lực.

28 máy bay Trung Quốc tập trận vây quanh đảo Đài Loan

Ngày 8/1, Trung Quốc điều 28 máy bay quân sự vượt qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan, triển khai đợt tập trận quy mô lớn đầu tiên trong năm nay ở khu vực điểm nóng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Hoàn Cầu ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN