Báo săn châu Phi đụng độ sư tử đực hung dữ, kết cục bi thảm

Kẻ đi săn hung tợn nhất châu Phi đối đầu với “vận động viên nước rút” nhanh nhất trên cạn, loài nào sẽ giành chiến thắng?

Cuộc chiến giữa các loài mãnh thú hay giữa chúng và con mồi luôn cuốn hút con người vì tính dữ dội, quyết liệt và những khoảnh khắc mong manh giữa sống và chết. Loạt bài sau đây điểm lại những cuộc chiến kinh hoàng với sự góp mặt của hổ, sư tử, cá sấu cho tới các loài động vật tưởng như hiền lành như trâu rừng, hà mã...

Vận động viên nhanh nhất trên cạn

Báo săn châu Phi đụng độ sư tử đực hung dữ, kết cục bi thảm - 1

Mỗi sải chân của báo săn có thể dài tới 8 mét.

Một vùng bán hoang mạc tại sa mạc Namibia, hai con sư tử đực chậm rãi bước đi trên mặt đất nóng bỏng. Khuôn mặt bình thản của chúng chẳng báo hiệu bất kì điều gì về một cuộc đi săn sắp sửa bắt đầu. Ở bên kia chiến tuyến, con báo săn chỉ nhận ra sự xuất hiện của hai con sư tử khi chúng bước ra khỏi những bụi cây khô rậm rì. Đến lúc này thì mọi chuyện đã quá muộn.

Bằng sức mạnh của loài mãnh thú uy lực nhất châu Phi, sư tử đực lao lên tấn công nhanh như tia chớp. Ở cự li 100 mét, sư tử đực có thể xé gió với vận tốc 80 km/giờ. Dù báo săn là loài động vật nhanh nhất trên cạn nhưng nó không kịp phản ứng trước cú ra đòn quá bất ngờ và đúng thời điểm của sư tử.

Video sư tử đại chiến báo săn

Báo săn xoay người, chạy được khoảng chục mét thì bị sư tử bắt kịp. Bàn chân trước với móng vuốt sắc lẹm của sư tử đã không cho con báo bất kì cơ hội nào để tẩu thoát. Khi con báo vừa ngã ra đất, sư tử đực dùng thân mình nặng hơn 2 tạ của nó đè lên và cắn vào gáy. Con báo chưa hoàn hồn thì đã bị một con sư tử thứ hai cắn chặt vào chân. Kết cục bi đát cho con báo săn chuyên đi săn lùng những con mồi khác trên sa mạc châu Phi.

Khi kẻ đi săn trở thành con mồi

Báo săn châu Phi đụng độ sư tử đực hung dữ, kết cục bi thảm - 2

Báo săn chỉ cần 4 bước là đạt tốc độ 95 km/giờ.

Với nhiều người, cảnh tượng sư tử đực đi săn báo là điều hiếm gặp, thậm chí có phần hơi...dã man. Tuy nhiên với nhà khoa học Paul Krager tại khu bảo tồn tại Nam Phi, sư tử đi săn báo là chuyện rất bình thường. “Khi chúng đói hoặc cảm thấy bị đe dọa, sư tử sẽ tấn công báo săn. Đây cũng là một nguồn thực phẩm quan trọng cho sư tử”, Krager nói.

Báo săn là loài động vật thon gọn nhất trong thế giới loài mèo với cân nặng chỉ khoảng 75 kg. Chiều dài của chúng khoảng 2 mét, tính cả đuôi và rất phù hợp cho việc chạy nước rút. Báo săn có thiết kế xương ống hoàn hảo, cấu trúc rất nhẹ và cơ bắp tập trung trên xương sống giúp chúng có được lực bật cực mạnh với mỗi sải chân. Báo săn có sải chân khi chạy nước rút lên tới 8 mét và chúng đạt tốc độ 95 km/giờ chỉ trong 4 bước chạy.

Đặc điểm thứ hai của loài báo, khác biệt hoàn toàn với anh em họ nhà Mèo là chúng có móng không co lại được. Khi chạy với tốc độ cao, những móng vuốt này sẽ bám chặt lấy mặt đất, tạo ra lực kéo và lực bám liên tục giúp báo bắn lên phía trước như một viên đạn. Các vuốt phụ của báo dài khoảng 2,5 cm dính vào kheo chân và dùng để cắm vào hông con mồi khiến chúng không thể chạy thoát.

Báo săn châu Phi đụng độ sư tử đực hung dữ, kết cục bi thảm - 3

Sư tử đực dùng cơ thể hơn 2 tạ của mình đè báo săn.

Một bộ phận rất quan trọng khác quyết định thành công của báo săn là chiếc đuôi dài giúp nó chuyển hướng đột ngột. Các loài động vật ở châu Phi có xu hướng chạy nhanh rồi rẽ ngoặt đột ngột khiến những loài có phần chậm chạp hơn như sư tử bị mất thăng bằng và lỡ đà. Với báo săn, chúng kiểm soát tốt ở tốc độ cao và rẽ kịp thời nên tỉ lệ săn được mồi hầu như là 100%.

Báo săn được trời ưu ái cho thị lực rất tốt với tầm nhìn hơn 200 độ. Chúng có thể ước lượng chính xác khoảng cách với con mồi để phân bố sức lực phù hợp. Tuy nhiên vào ban đêm, mắt báo rất tệ nên chúng tập trung săn vào ban ngày, dù giữa trưa nắng.

Báo săn sở hữu tốc độ quá nhanh so với mọi loài động vật khác, nhưng điểm yếu của chúng là không thể chạy quá xa. Quãng đường tối đa chúng săn được mồi là khoảng 300-400 mét. Nếu chạy nhanh trong cự li dài, thân nhiệt báo sẽ lên cao quá mức và chúng sẽ chết ngạt vì nó không có tuyến mồ hôi.

Báo săn châu Phi đụng độ sư tử đực hung dữ, kết cục bi thảm - 4

Sư tử đực chỉ sống khoảng 10 năm trong tự nhiên vì chúng thường xuyên đánh nhau.

Về lý thuyết, báo hoàn toàn có thể trở thành bá chủ châu Phi với rất nhiều đặc điểm vượt trội hơn sư tử: tốc độ, sự khôn khéo, bản năng săn mồi và “vũ khí” trên người. Tuy nhiên, báo săn thiếu một yếu tố cực kì quan trọng để trở thành kẻ thốn lĩnh hoang mạc, đó là trọng lượng phải lớn.

Báo săn chỉ nặng bằng một người trưởng thành, trong khi sư tử đực có thể nặng tới 250 kg, gấp 3,5 lần cân nặng của báo. Điều này là bất lợi rất lớn vì dù báo có khỏe hay nhanh tới mức nào cũng khó lòng chống lại đối thủ cũng nhanh không kém và nặng hơn gần 4 lần. Chưa kể, sư tử đi săn theo bầy và cũng có chiến thuật riêng. Báo săn đi lẻ nên rất khó chống lại cả bầy sư tử.

___________

Hà mã, loài động vật ăn cỏ hiền lành, chậm chạp ở châu Phi trong suy nghĩ của nhiều người thực ra là loài động vật ghê gớm nhất, nhất là khi phải bảo vệ lãnh thổ hoặc hà mã con. Đón đọc kì tiếp theo xuất ngày 19.11.

Sức mạnh của thú dữ
Trong tự nhiên, loài mãnh thú nào mạnh nhất?

Hổ và sư tử gặp nhau: Cuộc chiến khủng khiếp của 2 chúa tể

Hai loài mãnh thú với uy lực khủng khiếp nhất hành tinh sẽ thế nào khi đối đầu trong một cuộc chiến một mất một còn?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh – Tổng hợp ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN