Báo nước ngoài: Việt Nam là ngôi sao sáng của châu Á

Trải qua giai đoạn lịch sử, Việt Nam đã đạt được nhiều thành công lớn trong các chính sách đối ngoại, kinh tế, có những bước đi đúng đắn, tạo nên triển vọng hồi phục sau dịch Covid-19 hết sức tích cực và có thể nói là tươi sáng nhất trong các nước châu Á - theo tờ Jerusalem Post.

Ảnh: FREEPICK.COM.

Ảnh: FREEPICK.COM.

Dưới đây là trích lược bài xã luận đăng tải tải trên tờ Jerusalem Post (Israel) của tác giả Leo Giosuè. Bài xã luận mở đầu với tiêu đề: “Việt Nam là ngôi sao sáng của châu Á”.

Việt Nam đang trong dịp kỷ niệm Quốc Khánh 2.9 và 75 năm Cách mạng Tháng Tám. Việt Nam đã tiếp nối thành công bằng những thành tựu to lớn trong cuộc cải cách kinh tế mang tên Đổi Mới.

Ngày nay, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại và tích cực hội nhập quốc tế.

Ngoại giao đã trở thành một mặt trận quan trọng của Việt Nam thời bình và đóng góp lớn cho việc duy trì cũng như đảm bảo môi trường hòa bình, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.

Tiếp nối ngọn cờ hòa bình, hợp tác và phát triển, Việt Nam hiện là bạn, là đối tác tin cậy của nhiều nước, đồng thời là thành viên tích cực và xây dựng của cộng đồng quốc tế, tích cực tham gia hợp tác khu vực và quốc tế.

Đến nay, Việt Nam đã thiết lập mạng lưới 30 đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP). Hiệp định FTA thế hệ mới đầu tiên trên thế giới đã giúp hạn ngạch xuất khẩu của Việt Nam tới các quốc gia thành viên như Nhật Bản, Canada và Mexico tăng mạnh so với năm 2018.

Năm 2019, Việt Nam đã ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định bảo vệ đầu tư với EU (EVIPA), hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Châu Âu hiện là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 56,45 tỉ USD vào năm 2019, trong đó giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đạt 41,54 tỉ USD và giá trị nhập khẩu hàng hóa đạt 14,9 tỉ USD.

Việt Nam và Mỹ cũng đã vượt qua quá khứ để bình thường hóa quan hệ vào năm 1995. Năm 2000, Bill Clinton trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam. Tháng 6.2005, Thủ tướng Phan Văn Khải gặp Tổng thống George W. Bush tại Nhà Trắng, trở thành nhà lãnh đạo Việt Nam đầu tiên thăm Mỹ sau chiến tranh.

Việt Nam và Mỹ hiện là đối tác toàn diện, với kim ngạch thương mại song phương tăng từ 450 triệu USD vào năm 1994 lên 77 tỉ USD vào năm 2019.

Trong nhiều năm, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam còn Việt Nam là một trong những thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Mỹ. Bất chấp tác động của đại dịch Covid-19, giá trị thương mại song phương tăng gần 10% trong nửa đầu năm nay.

Trong thông điệp kỷ niệm 25 năm quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói: “Trong 1/4 thế kỷ qua, hai nước chúng ta đã xây dựng mối quan hệ đối tác hữu nghị dựa trên lợi ích chung, sự tôn trọng lẫn nhau và giữa người dân với người dân”

Năm 2020 có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt là trong việc thực hiện chính sách ngoại giao đa phương. Việt Nam lần đầu tiên đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

Việt Nam đang tích cực cùng với bạn bè và đối tác quốc tế để thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, nâng cao vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực và tăng cường hơn nữa hợp tác giữa ASEAN và Liên Hợp Quốc.

Về vấn đề Biển Đông, Việt Nam đã đánh giá đúng tình hình Biển Đông, có phản ứng kịp thời và mạnh mẽ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước. Việt Nam cũng đang cùng các nước thành viên ASEAN và các đối tác xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố chính sách nhất quán trong vấn đề ở Biển Đông, trong đó các tranh chấp phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, quy định trong Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982).

Việt Nam nhận được nhiều khen ngợi từ cộng đồng quốc tế về sự ứng phó hiệu quả và nhanh chóng đối với đại dịch Covid-19. Mặc dù cũng chịu ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng triển vọng phục hồi của Việt Nam rất tích cực và có thể nói là tươi sáng nhất trong các nước châu Á.

Mức tăng trưởng 5% mà Chính phủ Việt Nam đặt ra trong năm 2020 là rất ấn tượng nếu xét trong bức tranh toàn cảnh kinh tế của châu Á. Nếu đạt được mục tiêu, Việt Nam sẽ bảo vệ được vị thế là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, cũng như là quốc gia đầu tiên trong khu vực vượt qua được đại dịch Covid-19.

Các nền tảng kinh tế vững mạnh sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng trở lại trong năm 2021, nếu đại dịch được kiểm soát tốt cả ở trong nước và trên toàn cầu, theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB).

Việt Nam nhắc lại lập trường về việc bắn tên lửa của Trung Quốc ở Biển Đông

Việt Nam nhắc lại lập trường về cuộc tập trận có bắn tên lửa vi phạm của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông. - Báo...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Jerusalem Post ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN