Bao nhiêu quốc gia sẽ bị cuốn vào vòng xoáy nếu chiến tranh Mỹ - Iran?
Hiện nay, khủng hoảng Mỹ và Iran đang có nguy cơ leo thang trở thành một cuộc chiến tranh. Một khi xảy ra, cuộc chiến này sẽ không chỉ có Mỹ và Iran là hai bên tham chiến mà sẽ cuốn theo nhiều quốc gia khác.
Mỹ và Anh đang điều động nhiều binh lực đến Trung Đông để đối phó với Iran. Nguồn: Sina.
Đầu tiên là Anh
Anh và Mỹ luôn nhất quán cao trong các chính sách ở Trung Đông và không có gì đáng ngạc nhiên khi Anh tham gia vào cuộc chiến Mỹ - Iran. Hiện, Mỹ và Anh có một lực lượng liên quân ở Iraq, Anh cũng đưa thêm tàu chiến đến Vịnh Ba Tư để hộ tống tàu và cũng đưa ra thông báo, sẽ tăng cường lực lượng và trang bị hạng nặng đến Iraq để bảo đảm an ninh của Anh và sẵn sàng đáp trả bất cứ hành động khiêu khích nào. Ngoài ra, Anh cũng có một tàu ngầm tấn công hạt nhân đang hoạt động ở gần Vịnh Ba Tư. Nếu Mỹ và Iran xảy ra chiến sự, Anh có thể ngay lập tức tham gia.
Tiếp theo là Israel
Do các mâu thuẫn, xung đột trong quá khứ, Israel và Iran luôn coi nhau là đối thủ “một mất một còn”. Israel từ lâu đã muốn phát động một cuộc chiến nhằm vào Iran, nhưng Israel không đủ tự tin để chiến thắng Iran. Nếu Mỹ đi đầu trong việc phát động chiến tranh, thì khả năng cao là Israel sẽ hưởng ứng nhiệt tình.
Mặc dù Thủ tướng Israel hôm 6/1 đã tuyên bố trước cuộc họp của Nội các Israel rằng, “chiến tranh với Iran là việc của Mỹ, không phải của Israel và Israel sẽ không tham gia vào”. Tuy nhiên, đối với Iran thì Israel cũng là một mục tiêu nằm trong danh sách tấn công đáp trả. Do đó, dù muốn hay không muốn, thì Israel vẫn sẽ bị cuốn vào vòng xoáy chiến tranh này một khi nó xảy ra.
Dù muốn hay không thì Israel vẫn sẽ bị cuốn vào vòng xoáy chiến tranh giữa Mỹ và Iran. Nguồn: Sina.
Thứ 3 là Iraq
Iraq có nguy cơ cao sẽ trở thành chiến trường của Mỹ và Iran, lực lượng Tổng động viên Iraq (PMU) đã liên tục tấn công các cơ sở của Mỹ trong một thời gian dài, đây cũng là lực lượng phải hứng chịu cuộc tấn công đầu tiên của Mỹ trước khi sát hại tướng Soleimani. Với ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran ở Iraq, nếu Mỹ và Iran khai chiến, việc đầu tiên Mỹ sẽ làm đó là tiêu diệt các “xúc tu” của Iran ở quốc gia này để cắt đứt các hoạt động chi viện trang bị, lực lượng.
Iraq trở thành chiến trường của Mỹ và Iran là điều không mấy bất ngờ. Nguồn: sina.
Thứ 4 là Ả Rập Xê Út
Là một đồng minh quan trọng của Mỹ ở Trung Đông, Ả Rập Xê Út cũng là cường quốc hồi giáo dòng Sunni trực tiếp đối lập với Iran – quốc gia đa phần là hồi giáo dòng Shia. Ngoài ra, Ả Rập Xê Út đã và đang chịu nhiều thiệt hại từ lực lượng vũ trang Houthi thân Iran. Một khi xảy ra chiến tranh, lực lượng vũ trang Houthi sẽ tăng cường hơn nữa các cuộc tấn công vào Ả Rập Xê Út để giảm bớt áp lực cho Iran.
Ả Rập Xê Út đã và đang chịu nhiều thiệt hại từ lực lượng vũ trang Houthi thân Iran. Nguồn: Sina.
Thứ 5 là Nga
Tại thời điểm này, Nga không thể không bị cuốn vào cuộc chiến giữa Mỹ - Iran. Nếu Nga từ bỏ Iran, thì toàn bộ sách lược của Nga ở Trung Đông sẽ bị phá hủy hoàn toàn, sự ảnh hưởng của Nga ở Trung Đông cũng sẽ giảm mạnh và không gian chiến lược được thiết lập sau khi tham gia vào cuộc chiến Syria sẽ bị xói mòn.
Tuy nhiên Nga chắc chắn sẽ không gửi quân tham gia trực tiếp, mà sẽ chủ yếu chống Mỹ thông qua Liên Hợp Quốc, cung cấp hỗ trợ vũ khí cho Iran và thậm chí gửi các chỉ huy quân sự và lực lượng hoạt động đặc biệt đến cố vấn cho Iran.
Trên thực tế, một khi chiến tranh nổ ra, nó sẽ không còn là vấn đề ở Iran, mà Syria, Lebanon, Yemen và thậm chí cả Libya cũng sẽ xảy ra chiến tranh. Sự hỗn loạn này cũng là cơ hội để Nga can dự sâu rộng hơn tại khu vực Trung Đông.
Nếu Nga không tham gia vào vòng xoáy Mỹ - Iran, các chính sách của Moscow ở Trung Đông sẽ bị ảnh hưởng lớn. Nguồn: Sina.
Thứ 6 là Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ có lợi ích chung với Iran trong nhiều vấn đề, trong đó lợi ích lớn nhất là năng lượng và an ninh khu vực. Ngoài ra, đánh giá từ góc độ quan hệ quốc tế, trong những năm gần đây, quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Israel, Hy Lạp, Mỹ và các nước phương Tây khác đều xấu đi.
Thay vào đó, mối quan hệ hợp tác với Nga và Iran đạt đến một tầm cao lịch sử mới. Thổ Nhĩ Kỳ có thể không tham gia gián tiếp đối kháng Mỹ như Nga, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ có thể cung cấp cho Iran thông tin tình báo để chống lại một số lực lượng thân Mỹ.
Cuối cùng là UAE
UAE và Iran không chỉ có mâu thuẫn sâu sắc mà còn có tranh chấp lãnh thổ. Ở eo biển Hormuz, hai nước từ lâu đã tranh chấp về quyền sở hữu của ba hòn đảo Greater Tunb, Little Tunb và Abu Musa. UAE sẽ không bỏ qua cơ hội chiếm lại các khu vực này khi Mỹ tấn công Iran toàn diện.
Sáng 8/1 (giờ Việt Nam), Iran trút “mưa tên lửa“ vào các căn cứ quân sự của Mỹ tại Iraq trong động thái trả đũa sau vụ...
Nguồn: [Link nguồn]