Báo Mỹ: Xung đột Ukraine kéo dài khiến Washington đứng trước lựa chọn khó khăn

Mỹ và các đồng minh phương Tây đang đối mặt với lựa chọn khó khăn, gửi thêm vũ khí hỗ trợ Ukraine hoặc giữ lại khí tài quân sự để có thể tự phòng vệ, báo Mỹ Bloomberg nhận định.

Xung đột Ukraine chưa biết khi nào mới kết thúc.

Xung đột Ukraine chưa biết khi nào mới kết thúc.

Theo Bloomberg, Mỹ đang áp dụng chiến lược “kho vũ khí của nền dân chủ”, nghĩa là tránh xung đột trực tiếp với Nga, trong khi cùng các đồng minh gửi vũ khí hỗ trợ Ukraine.

Chiến lược này gợi nhớ sự hỗ trợ của Mỹ với Anh trong giai đoạn năm 1940-1941. Tuy nhiên, cuộc xung đột ở Ukraine đang bước sang giai đoạn mới.

Nga muốn củng cố quyền kiểm soát ở phía đông Ukraine, trong khi “kho vũ khí dân chủ” của Mỹ và đồng minh ngày càng cạn kiệt, Bloomberg đánh giá.

Trong số các quốc gia hỗ trợ vũ khí cho Ukraine, Mỹ đóng góp lớn nhất. Washington đã chuyển giao máy bay không người lái, vũ khí chống tăng, vũ khí phòng không vác vai, đạn được và nhiều hàng hóa hỗ trợ khác để quân đội Ukraine đối đầu với Nga, ngay cả khi ngành công nghiệp quốc phòng Ukranie đã bị tê liệt gần như hoàn toàn.

Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, nói phương Tây đã chuyển cho Ukraine 60.000 vũ khí chống tăng, 25.000 vũ khí phòng không vác vai.

Washington đang gấp rút chuyển các hệ thống lựu pháo hạng nặng, máy bay không người lái phòng thủ ven bờ và nhiều thiết bị vũ khí khác cho Ukraine.

Theo Bloomberg, Washington không có sự chuẩn bị cho một cuộc xung đột kéo dài ở Ukraine. Lầu Năm Góc nghĩ rằng Nga có thể sớm giành quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ Ukraine, khiến Ukraine chuyển sang chiến lược du kích.

Thay vào đó, Ukraine đã chặn đứng nhiều đợt tấn công của Nga ở khu vực quanh Kiev, biến xung đột trở thành một cuộc giao tranh với quy mô đáng kể và có cường độ cao, tiêu hao một lượng lớn đạn được và tiêu tốn rất nhiều khí tài quân sự.

Giới chức Lầu Năm Góc đánh giá, Kiev sử dụng vũ khí chống tăng mỗi ngày tương đương với số vũ khí Mỹ viện trợ trong cả tuần. Ukraine cũng yêu cầu Mỹ và NATO gửi thêm chiến đấu cơ, xe tăng để bù đắp các tổn thất.

Ở Mariupol và nhiều khu vực khác, các lực lượng Ukraine bắt đầu có dấu hiệu cạn kiệt đạn dược. 

Báo Mỹ đánh giá, phương Tây đang đứng trước lựa chọn khó khăn khi phải tăng cường gửi vũ khí tới Ukraine. Đức mới đây đã từ chối gửi xe tăng cho Ukraine với lý do không thể bù đắp dự trữ. Canada không còn nhiều tên lửa phòng không và các thiết bị vũ khí khác để có thể gửi tới Ukraine.

Mỹ gần đây thông báo chuyển giao cho Ukraine các lựu pháo M777.

Mỹ gần đây thông báo chuyển giao cho Ukraine các lựu pháo M777.

Mỹ đã gửi một phần ba số tên lửa chống tăng Javelin trong kho vũ khí cho Ukraine. Trong bối cảnh xung đột vẫn chưa có dấu hiệu sớm kết thúc, Mỹ khó có thể gửi thêm tên lửa Javelin nếu không muốn kho vũ khí dự trữ cạn kiệt, báo Mỹ cho biết.

Trước Thế chiến 2, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt đứng trước lựa chọn khó khăn khi gửi thêm vũ khí hỗ trợ cho Anh hoặc giữ lại để có thể tự phòng vệ.

Theo Bloomberg, chiến lược “kho vũ khí dân chủ” của Mỹ hiện nay cũng đã đạt đến mức giới hạn. Nguy cơ Mỹ bị kéo vào một cuộc xung đột với các cường quốc như Nga và Trung Quốc là không cao, nhưng Mỹ luôn phải tích trữ một lượng lớn vũ khí đề phòng.

Nếu buộc phải tham chiến ở Đông Âu hoặc Thái Bình Dương, Washington có thể dùng hết kho dự trữ tên lửa, vũ khí dẫn đường chính xác và các khí tài quân sự khác trong vài tuần, chưa kể đến những tổn thất về xe tăng, máy bay, tàu chiến và các vũ khí phức tạp khác, vốn rất tốn kém và khó thay thế, Bloomberg đánh giá.

Theo báo Mỹ, kho vũ khí dự trữ của Mỹ thực tế không hề lớn. Ngân sách quốc phòng của Mỹ ở mức lớn nhất thế giới với 750 tỉ USD, nhưng hầu hết được chi cho nhân lực, chăm sóc y tế hơn là đạn dược và vũ khí.

Dĩ nhiên, Mỹ là nền kinh tế hàng đầu thế giới, có thể dồn toàn lực cho sản xuất quân sự trong cuộc chiến kéo dài. Nhưng đừng nghĩ rằng Mỹ sẽ dễ dàng tạo ra những gì cần thiết để giành chiến thắng. 

Báo Mỹ kết luận, Washington cần đưa ra những đánh giá chính xác về xung đột Ukraine và đặt giới hạn về hỗ trợ quân sự. Bởi nước Mỹ cũng cần tích trữ vũ khí để có thể tự phòng vệ trong trường hợp một cuộc xung đột lớn hơn nổ ra.

Soái hạm Moscow vừa chìm - con tàu ”nặng duyên nợ” Nga - Ukraine

Tuần dương hạm Moscow, soái hạm của Hạm đội Biển Đen, được xem là tàu chiến mặt nước uy lực nhất của Hải quân Nga trên mặt trận biển trong chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Bloomberg ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN