Báo Mỹ: Xe tăng của Mỹ khó phát huy sở trường trong xung đột ở Ukraine

Khác với các mẫu xe tăng đa dụng của Nga hay châu Âu, xe tăng M1 Abrams mà Mỹ cung cấp cho Ukraine chỉ chuyên đóng vai trò phá hủy xe tăng đối phương. Nhưng trong môi trường chiến đấu ở Ukraine, xe tăng M1 Abrams khó có khả năng phát huy sở trường này, theo tờ Insider.

M1 Abrams là mẫu xe tăng chủ lực của Mỹ, đã được chứng minh năng lực thông qua thực chiến.

M1 Abrams là mẫu xe tăng chủ lực của Mỹ, đã được chứng minh năng lực thông qua thực chiến.

Một quan chức Ukraine nói trên báo Mỹ Wall Street Journal (WSJ) rằng, kể từ khi xung đột với Nga nổ ra, chỉ 5% số xe tăng bị phá hủy trong chiến đấu với xe tăng khác. 95% còn lại là các xe tăng bị vô hiệu hóa do trúng phải mìn, tên lửa chống tăng, máy bay không người lái (UAV) và pháo. Nói cách khác, các cuộc đấu xe tăng rất ít khi xảy ra.

Trong môi trường chiến đấu như vậy, xe tăng M1 Abrams của Mỹ khó có cơ hội phát huy sở trường. Một cựu sĩ quan quân đội Mỹ cho biết, xe tăng Abrams “cũng có thể đáp ứng các nhiệm vụ khác nhưng nó vốn chỉ được thiết kế để hạ xe tăng đối phương”.

Đầu tuần này, Tổng thống Ukraine Volodymry Zelensky thông báo các xe tăng Abrams đầu tiên đã được chuyển tới Ukraine. Kiev sẽ xây dựng “lữ đoàn chiến đấu mới dựa trên các xe tăng Abrams”, ông Zelensky cho biết.

Theo giới chức Mỹ, số lượng xe tăng Abrams được chuyển đến Ukraine đáp ứng yêu cầu chiến đấu của hai trung đội. Các xe tăng còn lại trong tổng cộng 31 chiếc sẽ được Mỹ gửi đến Ukraine sau.

Hai cựu sĩ quan Mỹ giấu tên nói trên tờ Insider rằng, trong trường hợp không thể phát huy sở trường thì xe tăng Abrams vẫn có thể giúp kíp lái tăng khả năng sống sót.

Tuy nhiên, phiên bản M1A1 Abrams mà Washington cung cấp cho Kiev không được trang bị giáp uranium nghèo do đây là công nghệ tuyệt mật. Điều này khiến xe tăng Abrams có nguy cơ tổn thương cao hơn trước nhiều loại tên lửa chống tăng mà Nga đang sử dụng.

Xe tăng M1 Abrams khai hỏa trong một cuộc tập trận của NATO ở Latvia.

Xe tăng M1 Abrams khai hỏa trong một cuộc tập trận của NATO ở Latvia.

Quân đội Ukraine cũng đã từ bỏ chiến thuật tiến công chớp nhoáng bằng tăng thiết giáp theo kiểu NATO mà chuyển sang cách đánh truyền thống, chủ yếu sử dụng bộ binh. Cách chiến đấu như vậy không phù hợp với xe tăng Abrams do mẫu xe tăng chủ lực của Mỹ đặc biệt nhanh nhạy, trang bị hỏa lực mạnh, thiên về tấn công chớp nhoáng.

Trước mắt, sự hiện diện của xe tăng Abrams tạo ra cú hích tinh thần với binh sĩ Ukraine, đem lại hi vọng về khả năng có thể tạo ra bước đột phá trên chiến trường.

Theo Reuters, các kíp lái xe tăng Ukraine ở Donetsk đang rất mong chờ xe tăng Abrams. Vitalli, 29 tuổi, binh sĩ điều khiển xe tăng, nói: “Xe tăng Abrams có thể bảo vệ kíp lái ngay cả khi khoang chứa đạn phát nổ. Xe tăng chúng tôi đang sử dụng không có cơ chế như vậy, nếu khoang đạn phát nổ thì chúng tôi không có cơ hội sống sót”.

Một chỉ huy đơn vị xe tăng Ukraine thì hi vọng rằng xe tăng Abrams sẽ giúp các đơn vị chiến đấu gia tăng hỏa lực. “Có các xe tăng nước ngoài viện trợ cũng là điều tích cực. Các xe tăng này thường được bọc giáp dày hơn và hỏa lực cũng mạnh hơn”, chỉ huy xe tăng Ukraine nói với Reuters.

Ngoài vấn đề chiến đấu, Ukraine vẫn đối mặt với thách thức lớn khi vận hành xe tăng Abrams. Đó là vấn đề về bảo dưỡng và hậu cần.

Bảo dưỡng động cơ xe tăng Abrams không đơn giản vì mẫu xe tăng Mỹ sử dụng động cơ vốn để trang bị cho trực thăng chiến đấu. Một quan chức Mỹ tuần trước nói rằng, Ukraine sẽ “nhận thêm nhiều vật tư cần thiết” để có thể duy trì sức chiến đấu của xe tăng Abrams, theo Insider.

Nguồn: [Link nguồn]

Nga tìm ra điểm yếu xe tăng Abrams mà Mỹ chuyển cho Ukraine

Ukraine ngày 25/9 thông báo nước này đã nhận được lô xe tăng chiến đấu Abrams đầu tiên của Mỹ trong bối cảnh quân đội đang tìm cách xuyên thủng các tuyến phòng thủ kiên cố...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - Insider ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN