Báo Mỹ: Ukraine ‘gặp ác mộng’ vì nguồn vũ khí đa dạng phương Tây viện trợ

Theo các chuyên gia Mỹ và Anh, phương Tây nên cố gắng hạn chế số lượng hệ thống vũ khí khác nhau mà họ gửi tới Ukraine để Kiev có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả.

Trong một bài viết đăng ngày 19-7, tờ The Wall Street Journal (WSJ) cho biết số lượng lớn hệ thống vũ khí mà phương Tây cung cấp cho Ukraine đang tạo ra “thách thức nghiêm trọng” cho Kiev, dù những loại vũ khí này đem lại “nhiều hiệu quả” cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga.

Theo tờ báo, nhiều chuyên gia phân tích ở Mỹ và Anh cho rằng việc phương Tây cung cấp nhiều hệ thống vũ khí khác nhau đã tạo ra "cơn ác mộng" cho Ukraine.

Ông Jack Watling từ Viện nghiên cứu Royal United Services Institute (RUSI) ở London (Anh), cho biết việc mỗi quốc gia phương Tây hỗ trợ cho Ukraine một loại vũ khí riêng biệt “đang nhanh chóng biến thành cơn ác mộng cho lực lượng vũ trang Ukraine vì mỗi loại vũ khí đòi hỏi một cuộc huấn luyện cách sử dụng riêng, cũng như có cách bảo trì và sử dụng hoàn toàn khác nhau”.

Lực lượng Ukraine bắn hai quả pháo từ hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142 (HIMARS) do Mỹ cung cấp. Ảnh: SPUTNIK

Lực lượng Ukraine bắn hai quả pháo từ hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142 (HIMARS) do Mỹ cung cấp. Ảnh: SPUTNIK

Ngay từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24-2, Mỹ và các đồng minh đã gửi cho Kiev rất nhiều loại vũ khí như tên lửa phòng không di động Stinger, tên lửa chống tăng Javelin, lựu pháo M777 hay hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142 (HIMARS).

Cho đến nay, Ukraine đã nhận được M777 từ Mỹ, Úc và Canada, ngoài ra còn có các hệ thống pháo tự hành như M109 của Mỹ, Panzerhaubitze (PzH) 2000 của Đức, Caesar của Pháp và Krab của Ba Lan, cùng một số hệ thống pháo khác.

Về lý thuyết, tất cả loại pháo trên đều dùng chung loại đạn 155 ly, nhưng trên thực tế mọi thứ không đơn giản như vậy.

“Không có hệ thống pháo nào trong số đó có nhiều điểm chung như vậy. Nhiều người lầm tưởng rằng chúng ta có thể hoán đổi các loại đạn mỗi hệ thống pháo với nhau, nhưng sự thật không phải như vậy” - ông Watling cho biết.

Ông cho hay mỗi hệ thống pháo sẽ có tầm bắn, lượng thuốc phóng, cơ cấu nạp đạn, phụ tùng thay thế và các yêu cầu bảo dưỡng, cùng nhiều yêu cầu khác nhau. Chính vì vậy, để có thể sử dụng hiệu quả toàn bộ hệ thống pháo mà phương Tây cung cấp, Ukraine phải đối mặt rất nhiều khó khăn.

Đồng quan điểm với ông Watling, ông Scott Boston - nhà phân tích quốc phòng cấp cao của Tập đoàn RAND (Mỹ), chuyên hỗ trợ nghiên cứu và phân tích cho quân đội Mỹ - cũng chỉ ra những thách thức mà Kiev phải đối phó với nguồn vũ khí đa dạng do phương Tây hỗ trợ.

“Rất nhiều loại vũ khí ở Ukraine đều có tuổi đời khá dài, thường được sửa chữa bằng những dụng cụ thô sơ. Chính vì vậy, với những hệ thống vũ khí hiện đại mà Kiev được cung cấp, mọi chuyện sẽ khác hoàn toàn. Họ không có bất kỳ phụ tùng nào để thay thế trừ những gì đến từ phương Tây. Đây là một vấn đề vô cùng phức tạp” - ông Boston nhận định.

Theo ông Watling, phương Tây nên cố gắng hạn chế số lượng các hệ thống vũ khí khác nhau mà họ gửi tới Ukraine để Kiev có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả.

Ukraine nói sẵn sàng trở thành nơi thử vũ khí phương Tây

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine mời chào các nhà sản xuất vũ khí phương Tây tới nước này thử nghiệm vũ khí giữa xung đột với Nga.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khôi Chương ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN