Báo Mỹ: Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là “cơn đau đầu” với Washington

Dưới thời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Ankara là “nguồn cơn gây ra rắc rối lớn” đối với chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, báo Mỹ New York Times cho biết, mô tả lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc xung đột Ukraine là một trong số các vấn đề.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Thổ Nhĩ Kỳ gần đây góp phần giúp Nga và Ukraine đạt thỏa thuận về hoạt động vận chuyển ngũ cốc. Động thái này được Washington đón nhận tích cực, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các vấn đề trong quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ đã được giải quyết, New York Times cho biết vào ngày 23.7.

Theo báo Mỹ, ông Erdogan đang là “cơn đau đầu” và là “nguồn cơn gây rắc rối lớn” với Washington.

“Thổ Nhĩ Kỳ bắt tay cả hai phe trong cuộc xung đột ở Ukraine. Họ không phải là đồng minh tin cậy mà chúng ta có thể kì vọng vào”, Hạ nghị sĩ Chris Pappas nói, theo News York Times. “Tôi nghĩ chính quyền Tổng thống Joe Biden cần có lập trường cứng rắn hơn với Thổ Nhĩ Kỳ”.

Là quốc gia thành viên NATO, Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ khả năng trừng phạt Nga và vẫn hợp tác kinh tế với Moscow.

Theo News York Times, việc ông Erdogan tham gia hội nghị ba bên giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Nga cho thấy “mâu thuẫn với phương Tây về việc cô lập Nga và Iran”.

Bên cạnh đó, ông Erdogan vẫn tiếp tục cảnh báo khả năng ngăn Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, dù đã ký biên bản ghi nhớ đồng ý về nguyên tắc với hai nước này.

Với khả năng phủ quyết trong NATO, “ông Erdogan khiến liên minh và chính quyền ông Biden gặp trở ngại trong chiến lược đối phó Nga”, News York Times nhận định.

Theo báo Mỹ, Quốc hội có thể sẽ không duyệt thương vụ bán các chiến đấu cơ F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ và ông Erdogan có thể sẽ lại đưa vấn đề Thụy Điển và Phần Lan làm quân bài gây sức ép với Mỹ.

Cũng trong tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ kỳ cảnh báo quân đội Mỹ phải rút khỏi miền đông Syria và chấm dứt hỗ trợ quân sự cho lực lượng dân quân người Kurd.

“Mỹ rất quan ngại về khả năng Thổ Nhĩ Kỳ tấn công các khu vực người Kurd kiểm soát ở đông bắc Syria”, Dana Stroul, một phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, nói với News York Times.

“Ông Erdogan cùng nhóm với chúng tôi nhưng có những hành động không hề có lợi cho cả nhóm. Chúng tôi chưa nhận thấy dấu hiệu thay đổi”, cựu quan chức đối ngoại Mỹ, Elizabeth Shackelford nói.

Theo News York Times, Mỹ không thể phớt lờ ông Erdogan vì “Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng, là cầu nối giữa Đông và Tây”.

Nguồn: [Link nguồn]

Bức ảnh gây tranh cãi của Tổng thống Nga Putin với lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock coi bức ảnh chụp chung mới đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan là một thách thức đối với NATO.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh An - RT ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN