Báo Mỹ: Tình cảnh của lính Ukraine những ngày thiếu đạn dược nghiêm trọng

Trong một trung đội pháo binh thuộc Lữ đoàn cơ giới số 59 của Ukraine, số đạn pháo còn lại chỉ có 14 quả. Chúng được giấu kỹ trong một căn hầm đào nông, đầy bùn và phủ một tấm bạt nhựa – bằng chứng về sự thiếu hụt đạn dược nghiêm trọng của các lực lượng Ukraine.

Đạn dược “quý như vàng” ở tiền tuyến Ukraine (ảnh: WP)

Đạn dược “quý như vàng” ở tiền tuyến Ukraine (ảnh: WP)

Theo Washington Post, quân đội Ukraine phải vận dụng nhiều cách khác nhau để tiết kiệt đạn dược, trước khi phương Tây có thể gửi thêm các lô vũ khí mới.

Trung đội pháo binh của Spider (lính pháo binh Ukraine) từng bắn 20 – 30 đạn pháo/ngày. Hiện tại, họ chỉ bắn 1 – 2 quả/ngày, thậm chí là không khai hỏa.

Đạn dược giờ đã trở thành nguồn tài nguyên quý giá của các binh sĩ Nga và Ukraine. Bên nào tiết kiệm đạn dược và vũ khí nhiều hơn có thể lật ngược cục diện chiến trường, theo Washington Post.

Một quan chức Ukriane (giấu tên) tiết lộ, ngay cả trong tình trạng thiếu hụt như hiện nay, mỗi ngày pháo binh Ukraine vẫn bắn khoảng 7.700 quả pháo. Quân đội Nga bắn nhiều hơn gấp khoảng 3 lần.

Trong “cơn khát” đạn dược, pháo binh Ukraine có nhiều cách cầm cự. Trước hết, họ phải lựa chọn mục tiêu kỹ càng rồi mới bắn. Các loại vũ khí của Nga là mục tiêu ưu tiên.

Quân đội Ukraine cũng tận dụng những quả đạn pháo, rocket chưa nổ của đối phương để hoán cải thành nguồn cung thay thế.

Máy in 3D được lực lượng Ukraine sử dụng để tạo ra những loại đạn dược nhỏ, chi phí thấp. Chúng có thể được máy bay không người lái (UAV) mang đi và thả xuống tiền tuyến. Các xưởng sản xuất đạn dược được Ukraine bố trí dưới lòng đất ở vùng Donbass.

Lực lượng Ukraine cũng thành lập nhiều nhóm nhỏ để tìm kiếm những đạn pháo chưa phát nổ trên chiến trường. Hành động này rất nguy hiểm. Lữ đoàn số 59 của Ukraine cho hay, một nhóm “mót đạn” mới đây đã gặp nạn khi thu thập đạn dược, vật liệu nổ.

Một binh sĩ Ukraine ôm đạn pháo do NATO viện trợ (ảnh: CNN)

Một binh sĩ Ukraine ôm đạn pháo do NATO viện trợ (ảnh: CNN)

Trong giai đoạn đầu của cuộc xung đột, lực lượng Ukraine chủ yếu bắn đạn pháo cỡ nòng 152mm theo tiêu chuẩn Liên Xô. Hiện tại, họ bắn đạn 155mm do loại đạn cũ đã cạn kiệt.

Tuy nhiên, Ukraine không có nhiều vũ khí có thể bắn được loại đạn 155mm của NATO.

“Khả năng tiêu thụ đạn dược của Ukraine cao gấp nhiều lần so với tốc độ sản xuất của chúng tôi”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cảnh báo hồi tháng 2.

Hàng chục trang tài liệu mật rò rỉ từ Lầu Năm Góc mới đây cho thấy, hệ thống phòng không S-300 của Ukraine có thể cạn kiệt đạn dược trước ngày 2/5 với tần suất bắn như hiện tại.

Ở một vị trí thuộc tiền tuyến, Spider và các đồng đội ngồi uống trà trong hầm và lắng nghe tiếng pháo M777 của đơn vị khác đáp trả quân đội Nga.

“Chúng tôi ngồi đây và nghe M777 bắn trả. Đây giống như một cuộc đối đáp”, Spider nói.

“Chúng tôi không có nhiều đạn dược. Đó là lý do vì sao chúng tôi không có nhiều việc để làm”, Spider nói thêm.

Nguồn: [Link nguồn]

Washington nhận định về thủ phạm làm lộ tài liệu mật của Mỹ, NATO

Vụ rò rỉ tài liệu mật chưa từng có liên quan đến xung đột quân sự ở Ukraine khiến giới chức Mỹ “bối rối” và “tức giận”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo QUỐC NAM - Washington Post ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN