Báo Mỹ phân tích việc Việt Nam tặng thiết bị y tế cho các nước chống dịch Covid-19
Mới đây, The Diplomat – một trong những tạp chí hàng đầu phân tích về tình hình chính trị, kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có trụ sở tại Washington.DC (Mỹ), đã có bài viết đánh giá về hành động ủng hộ thiết bị y tế cho các nước chống dịch Covid-19 của Việt Nam.
Dưới đây là nội dung bài viết của The Diplomat.
Ngày 7.4, Việt Nam đã hỗ trợ một số lượng lớn khẩu trang y tế cho 5 quốc gia châu Âu đang chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19. Đây là một trong hành động hỗ trợ mới nhất của Việt Nam cho châu Âu, làm nổi bật mối quan hệ tốt đẹp của Việt Nam với các nước EU nói riêng và châu Âu nói chung trong bối cảnh dịch Covid-19 lây lan toàn cầu.
Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với châu Âu từ sớm, tuy nhiên, mối quan hệ này ngày càng trở nên chặt chẽ hơn trong vài năm trở lại đây. Các thỏa thuận hợp tác kinh tế với Liên minh châu Âu (EU) cũng như quan hệ với những quốc gia riêng lẻ như Anh, Pháp, Đức đang phát triển ngày càng khăng khít.
Trong bối cảnh dịch bệnh lây lan, quan hệ ngoại giao giữa một số quốc gia đã gặp phải những tác động tiêu cực từ các lệnh đóng cửa biên giới, hạn chế thị thực, xuất khẩu hoặc tranh giành nguồn cung y tế, hành động hỗ trợ thiết bị y tế của Việt Nam chứng tỏ mối quan hệ giữa nước này với châu Âu không hề bị ảnh hưởng bởi sự bùng phát của dịch Covid-19.
Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng (bên phải) trao tượng trưng khẩu trang cho Đại sứ Italy tại Việt Nam (ảnh: The Diplomat)
Ngoài hợp tác kinh tế, chúng ta đang chứng kiến một khía cạnh khác về quan hệ giữa Việt Nam và châu Âu khi phải đối phó với dịch bệnh. Việt Nam đã chính thức tặng 550.000 khẩu trang làm bằng vải kháng khuẩn cho 5 nước châu Âu để hỗ trợ cuộc chiến chống Covid-19.
Trong bài phát biểu tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam cho rằng, sự hỗ trợ nói trên đã nói lên giá trị của mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam với châu Âu và việc tăng cường hợp tác quốc tế, sự đoàn kết là những yếu tốt quan trọng trong việc đối phó với Covd-19.
Hành động hỗ của Việt Nam không chỉ thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế mà còn cho thấy khả năng ứng phó với dịch Covid-19 được đánh giá là khá thành công của nước này.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, Việt Nam vẫn duy trì chính sách mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực cũng như thế giới. Họ cũng đã hỗ trợ các quốc gia láng giềng khác như Trung Quốc, Lào, Campuchia trong cuộc chiến với Covid-19.
Sự hỗ trợ này không phải là không có ý nghĩa. Nó cho thấy Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ các quốc gia khác trên cơ sở song phương, đa phương với khả năng tốt nhất có thể ngay tại thời điểm đang phải đối phó với dịch Covid-19 trong nước.
Thủ tướng Việt Nam – ông Nguyễn Xuân Phúc, trong một sự kiện giữa ASEAN – Italia (ảnh: The Diplomat)
Cho đến nay, Việt Nam đã ghi nhận hơn 200 ca nhiễm Covid-19 nhưng không có bất kỳ trường hợp tử vong nào. Quy định hạn chế tiếp xúc xã hội được thực hiện nhưng họ vẫn nỗ lực đẩy mạnh sản xuất thiết bị y tế trong nước.
Ngày 3.4, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng đã tiến hành trao số trang thiết bị y tế trị giá hơn 7 tỷ đồng cho Lào và Campuchia để hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19.
Mối nguy Covid-19 đã bị một số quốc gia Đông Nam Á đánh giá thấp. Trong vài tuần qua, số ca nhiễm Covid-19 tại khu vực này liên tục tăng và một số nước đã phải áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn, thậm chí là phong tỏa cả nước để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Tình hình này đã làm nổi bật vai trò của Việt Nam. Với tư cách là Chủ tịch của ASEAN, Việt Nam đã chủ trì nhiều kênh đối ngoại giữa các nước về việc tăng cường hợp tác phòng chống dịch bệnh, mặc dù một số cuộc họp được tổ chức thường niên đã bị hoãn lại.
Người dân Hà Nội đeo khẩu trang trong dịch Covid-19 (ảnh: Reuters)
Việc Việt Nam cung cấp nhiều hỗ trợ cho các nước trong khu vực trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát là không đáng ngạc nhiên. Mặc dù Trung Quốc đang cố gắng đẩy mạnh ảnh hưởng của mình trong khu vực, Việt Nam vẫn luôn xuất hiện với vai trò nổi bật tại Đông Nam Á thông qua những hành động tương trợ cần thiết.
Trong cuộc điện đàm giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc với Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith vào cuối tháng 3, ông Phúc cho biết Việt Nam có thể hỗ trợ cho các nước không chỉ bằng thiết bị mà còn có cả các chuyên gia y tế.
Động thái này khẳng định Việt Nam tiếp tục sẵn sàng nắm giữ vai trò quan trọng ở Đông Nam Á trong bối cảnh dịch bệnh lây lan toàn cầu.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19: - Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi. - Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác. - Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế. - Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095. |
Ít nhất 1.324 trường hợp nhiễm Covid-19 đã được xác định là xuất phát từ các nhà tù trên toàn nước Mỹ, với hơn 32...
Nguồn: [Link nguồn]