Báo Mỹ: Ông Biden lần đầu cung cấp vũ khí gây tranh cãi cho Ukraine

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phê chuẩn quyết định cung cấp một loại vũ khí mới cho Ukraine. Đây là vũ khí nằm trong danh mục bị cấm sử dụng ở 160 quốc gia nhưng Nga và Mỹ không bị ràng buộc bởi lệnh cấm.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại một sự kiện vào ngày 13/11/2024. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại một sự kiện vào ngày 13/11/2024. Ảnh: Reuters.

Mỹ quan ngại về bước tiến của Nga

Ông Biden đã phê chuẩn quyết định cung cấp cho Ukraine mìn sát thương chống bộ binh, báo Mỹ Washington Post dẫn nguồn tin từ hai quan chức giấu tên cho biết. Động thái mới được cho là nhằm cải thiện năng lực phòng thủ của Ukraine trước sức ép của Nga trên chiến trường. Nhưng quyết định này cũng sẽ vấp phải sự chỉ trích từ các tổ chức kiểm soát vũ khí.

Hơn 160 quốc gia trên thế giới đã ký thỏa thuận quốc tế về việc không sử dụng mìn sát thương chống bộ binh vì loại vũ khí này có thể gây ra tổn hại lâu dài cho dân thường.

Mìn sát thương chống bộ binh là một trong những loại vũ khí mà Ukraine rất muốn được Mỹ cung cấp. Nga triển khai nhiều loại mìn khác nhau trong xung đột và loại vũ khí này đã ngăn chặn hiệu quả cuộc phản công của Ukaine giai đoạn mùa hè năm 2023.

Một quan chức Mỹ nói chính quyền Tổng thống Joe Biden “quan ngại sâu sắc” về bước tiến của Nga ở tiền tuyến trong vài tuần qua và cảm thấy cần phải cấp bách ngăn chặn bước tiến này. Cung cấp mìn sát thương chống bộ binh cho Ukraine là một trong những bước đi cụ thể mà chính quyền ông Biden có thể làm để làm chậm bước tiến của Nga, quan chức Mỹ giấu tên nói thêm.

Một quan chức Mỹ khẳng định loại mìn mà Washington sẽ cung cấp cho Ukraine có cơ chế tự hủy hoặc ngừng hoạt động sau vài ngày hoặc vài tuần để tránh nguy cơ gây hại cho dân thường. Một quan chức Mỹ nói Ukraine đã cam kết sẽ không sử dụng loại mìn do Mỹ cung cấp ở các khu vực đông dân cư. 

“Nga đang tấn công dữ dội các tuyến phòng thủ của Ukraine. Nhiều thị trấn và thành phố có nguy cơ sụp đổ. Những quả mìn này được chế tạo đặc biệt để đối phó những cuộc tiến công đó”, một quan chức Mỹ nói với Washington Post. “Khi sử dụng kết hợp mìn sát thương với vũ khí khác, Ukraine có thể sẽ phòng thủ sẽ hiệu quả hơn”.

Nỗ lực giúp Ukraine phòng thủ hiệu quả

Trước đây, Mỹ cung cấp cho Ukraine một loại mìn sát thương gọi là Claymore. Nhưng đây là mìn không nằm trong danh mục vũ khí bị cấm. Loại mìn này cần được binh sĩ kích hoạt thủ công và được đặt trên mặt đất.

Quan chức Mỹ lưu ý, loại mìn mới chỉ có thể được Ukraine sử dụng trong phạm vi lãnh thổ, nghĩa là không được sử dụng để đối phó cuộc phản công của Nga ở vùng Kursk.

Không rõ Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine mìn sát thương mới cùng với các phương tiện chuyên dụng hay không. Nga có các xe rải mìn chuyên dụng đáp ứng nhiều chiến thuật phòng thủ khác nhau. Mìn cũng có thể được dùng để trong các cuộc tấn công với mục đích chặn đường rút lui của đối phương.

Nga và Mỹ không ký thỏa thuận cấm sử dụng mìn sát thương hàng loạt. Washington hiện có khoảng 3 triệu quả mìn sát thương tính đến năm 2022. Loại mìn này không được Mỹ sử dụng kể từ chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 ngoại trừ một số trường hợp hãn hữu trong chiến tranh Afghanistan.

Quân đội Ukraine hôm 19/11 được cho là đã phóng 6 tên lửa đạn đạo ATACMS do Mỹ cung cấp nhằm vào kho vũ khí lớn của Nga ở vùng Bryansk. Đây là lần đầu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Washington Post ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN