Báo Mỹ nêu điều ít biết về nhiều vũ khí phương Tây cung cấp cho Ukraine

Nhiều hệ thống vũ khí do phương Tây cung cấp cho Ukraine không dùng được hoặc cần sửa chữa một cách đáng kể, báo Mỹ New York Times (NYT) ngày 19/6 cho biết.

Binh sĩ Ukraine khai hỏa lựu pháo M777 vào năm ngoái.

Binh sĩ Ukraine khai hỏa lựu pháo M777 vào năm ngoái.

Sau khi nhận vũ khí do phương Tây cung cấp, Ukraine phải sửa chữa để sử dụng hoặc tháo dỡ lấy phụ tùng, theo NYT. Ukraine cũng phàn nàn rằng, các thiết bị trị giá hàng trăm triệu USD do nước này mua theo hợp đồng vẫn chưa được đối tác chuyển giao.

NYT trích dẫn tài liệu do một quan chức Ukraine giấu tên cung cấp. Quan chức này cũng không hài lòng khi phương Tây nói đã cung cấp đủ vũ khí để Ukraine phản công nhưng thực tế không phải như vậy.

Ukraine mở cuộc phản công hồi đầu tháng này với những tổn thất đáng kể mà không đạt được các mục tiêu rõ ràng.

Có tới 30% số vũ khí của Ukraine đang phải sửa chữa, rất nhiều thiết bị do phương Tây được chuyển đến “trong tình trạng tồi tệ hoặc không sử dụng được”, NYT cho biết.

Theo NYT, các vấn đề là không thể tránh khỏi vì Ukraine cần số lượng lớn vũ khí, cũng như yêu cầu được cung cấp thường xuyên, trong khi ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ và châu Âu chưa thể đáp ứng đầy đủ.

"Nếu tôi là người đứng đầu đơn vị gửi tặng Ukraine trang thiết bị vũ khí nhưng hóa ra không dùng được thì tôi sẽ rất xấu hổ", Ben Barry, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở London, nói.

Một trường hợp điển hình được báo Mỹ nhắc đến là 33 hệ thống pháo tự hành M109 do Mỹ sản xuất, được Italia cung cấp cho Ukraine. Đây là các vũ khí mà Italia đã ngừng sử dụng từ lâu và Rome đã nói rõ tình trạng với Kiev. Ukraine sau đó chi 19,8 triệu USD để một công ty vũ khí Mỹ tân trang.

Hồi tháng 1, Kiev nhận 13 hệ thống pháo tự hành M109 sau khi tân trang và nhận thấy "tình trạng vũ khí không phù hợp để sử dụng trong chiến đấu".

"Nhà thầu Mỹ đã không hoàn thành nghĩa vụ như cam kết", giới chức Ukraine gửi thư phàn nàn tới Lầu Năm Góc vào ngày 3/2.

Trong khi đó, Matthew Herring, CEO của công ty vũ khí chịu trách nhiệm tân trang pháo tự hành M109, lại nói khác. "Số vũ khí này hoạt động bình thường khi chúng tôi bàn giao", ông Herring nói, cho rằng phía Ukraine không bảo trì vũ khí đúng cách.

Quân đội Ukraine sử dụng pháo tự hành M109 Paladin do Mỹ cung cấp.

Quân đội Ukraine sử dụng pháo tự hành M109 Paladin do Mỹ cung cấp.

Một trường hợp khác là Mỹ gửi 29 xe bọc thép Humvee cho Ukraine, nhưng chỉ 3 chiếc phù hợp để chiến đấu. Số còn lại mất hàng tháng sửa chữa, thay thế phụ tùng tại Ba Lan trước khi chuyển sang Ukraine.

Một trường hợp khác là đơn vị quân đội Mỹ ở Kuwait gửi cho Ukraine 6 lựu pháo M777. Nhưng hóa ra các lựu pháo này đã 19 tháng không được sử dụng, tình trạng tồi tệ đến mức "nếu cố gắng dùng có thể gây thương vong cho chính các binh sĩ vận hành", báo cáo của Lầu Năm Góc thừa nhận.

Quân đội Mỹ mất 3 tháng sửa các lựu pháo rồi chuyển tới Ba Lan. Nhưng cả 6 lựu pháo vẫn chưa đạt tiêu chuẩn chiến đấu và mất thêm nhiều tháng sửa chữa nữa mới chính thức được chuyển tới Kiev.

Theo NYT, đối với vũ khí phương Tây, nếu không sử dụng được, Ukraine vẫn sẵn sàng đón nhận để tháo dỡ lấy phụ tùng.

Hồi tháng 1, Anh thông báo hỗ trợ Ukraine các hệ thống pháo tự hành AS-90. Nhưng Ukraine nói đã tháo dỡ 12 hệ thống pháo mà Anh cung cấp để lấy phụ tùng, theo NYT.

Tính đến tháng 12/2022, Ukraine đã ký hợp đồng mua vũ khí và vật tư trị giá hơn 800 triệu USD nhưng các đối tác nước ngoài chưa cung cấp vũ khí hoặc mới chỉ hoàn thành một phần hợp đồng, theo NYT.

Tính đến mùa xuân, các hợp đồng trị giá “hàng trăm triệu đô la” vẫn còn tồn đọng, chưa được giải quyết. "Chúng tôi đã trả tiền nhưng không nhận được vũ khí. Năm nay, chính phủ bắt đầu đánh giá lại các giao dịch có vấn đề để tìm cách giải quyết", Volodymyr Havrylov, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine, chịu trách nhiệm về mua sắm vũ khí, cho biết.

Ukraine sắp tung ra đòn đánh mạnh nhất vào Nga?

Ukraine ngày 19-6 tuyên bố đánh bật lực lượng Nga ra khỏi ngôi làng thứ tám trong chiến dịch phản công kéo dài hai tuần qua.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - NYT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN