Báo Mỹ nêu 4 nguyên nhân thực sự khiến NATO “khiếp sợ” tên lửa S-400
Tờ National Interest (NI) viết, Hoa Kỳ và các đồng minh NATO nên cảnh giác với các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga vì khả năng chúng được sử dụng như một phương tiện đấu tranh trong cuộc chiến kinh tế.
Báo Mỹ nêu 4 nguyên nhân thực sự khiến NATO “khiếp sợ” tên lửa S-400
NI nhấn mạnh rằng trong cuộc chiến kinh tế, S-400 có một loạt lợi thế chiến lược. Thứ nhất, lợi nhuận từ việc bán các hệ thống phòng không này, trong số những khách hàng hiện tại và tiềm năng có Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi và Qatar. Doanh số bán các hệ thống phòng không này góp phần đa dạng hóa nền kinh tế, giảm các tác động kinh tế tiêu cực và tạo cơ sở cho việc hiện đại hóa vũ khí Nga.
Lợi thế chiến lược thứ hai, theo NI, là uy tín và vị thế toàn cầu được tạo ra từ đó thế giới biết rằng Nga có khả năng phát triển các hệ thống vũ khí tiên tiến.
Lợi thế chiến lược thứ ba, đó là thiết lập và phát triển quan hệ với các nước như Trung Quốc. Do đó, NI nhấn mạnh, việc Bắc Kinh mua hệ thống phòng không S-400 sẽ góp phần tăng cường quan hệ quốc phòng giữa hai nước, vì việc mua lại hệ thống tên lửa phòng không Trung Quốc cũng sẽ cần đào tạo nhân viên quân sự vận hành hệ thống, cũng như bảo trì và thay thế phụ tùng. Vì vậy, bất kỳ đối tác nào của Moscow mua S-400 sẽ hợp tác với Nga để vận hành đúng tổ hợp tên lửa phòng không S-400.
Lợi thế chiến lược cuối cùng, theo tác giả bài viết, là khả năng sử dụng các hệ thống tên lửa phòng không trong một "cuộc chiến tranh lai". Do đó, việc Nga bán S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ - thành viên NATO, đã dẫn đến một sự chia rẽ lớn trong liên minh quân sự này. Nếu giao dịch được hoàn thành, Moscow sẽ giành được một chiến thắng đáng kể đó là triển khai hệ thống sản xuất với các radar trên lãnh thổ NATO.
NI nhấn mạnh, không phải là vô ích khi Washington đe dọa trừng phạt Ankara và loại nước này khỏi chương trình chế tạo máy bay chiến đấu F-35 liên quan đến thương vụ mua S-400 của Nga.
Hệ thống tên lửa phòng không S400 của Nga
Kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga là nguyên nhân khiến quan hệ của nước này với Mỹ trở nên căng thẳng. Washington đã nhiều lần cảnh báo việc Ankara tích hợp công nghệ tên lửa của Nga cùng các máy bay chiến đấu của Mỹ sẽ gây ra mối đe dọa cho F-35 và mối nguy hiểm cho nền quốc phòng phương Tây, đồng thời cảnh báo Ankara có thể đối mặt với các biện pháp trừng phạt liên quan tới vấn đề này.
Tuy nhiên, bất chấp những áp lực và đe dọa từ phía Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định hệ thống S-400 sẽ tách biệt với cơ sở hạ tầng của NATO tại Thổ Nhĩ Kỳ và không có liên hệ gì với F-35 và nước này sẽ vẫn mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400. Theo các điều khoản của thỏa thuận, lô tên lửa S-400 đầu tiên sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng Bảy tới.
Chỉ cần rơi vào vùng phát hiện của radar S-400, lập tức hệ thống tên lửa 7 loại, trong đó có tên lửa tầm cực xa lên...