Báo Mỹ khen ngợi mô hình phát triển của Việt Nam

Khả năng duy trì sự ổn định chính trị của đất nước trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế được coi là hình mẫu để Triều Tiên tham khảo.

Báo Mỹ khen ngợi mô hình phát triển của Việt Nam - 1

Khả năng duy trì sự ổn định chính trị của đất nước trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế được coi là một hình mẫu để Triều Tiên tham khảo

Từng bị cấm vận và nằm trong số các quốc gia nghèo nhất thế giới, Việt Nam trong ba thập kỷ qua đã vươn lên trở thành trung tâm thu hút sản xuất, nơi các công ty đa quốc gia lớn như Intel, Samsung, Adidas và Nike xây dựng các nhà máy sản xuất.

“Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu lớn các sản phẩm dệt may, điện tử và giày dép, và nhiều mặt hàng khác. 1/10 số điện thoại thông minh của thế giới được sản xuất tại Việt Nam”, ngân hàng ANZ của Australia cho biết trong một báo cáo gần đây.

Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đã tăng từ 2,8% vào năm 1986, khi thực hiện công cuộc cải cách, lên mức 7,1% vào năm ngoái. Quốc gia Đông Nam Á đã đạt được tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất trong hơn một thập kỷ vào năm 2018, và là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm đó - theo CNBC, kênh truyền hình lớn chuyên về thông tin kinh tế và thị trường tài chính của Mỹ.

Trong những năm gần đây, khả năng duy trì sự ổn định chính trị của đất nước trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế được coi là hình mẫu để Triều Tiên tham khảo.

“Việt Nam là tấm gương thực tế nhất để Triều Tiên khảo xét về phương diện chuyển đổi và thành công của một quốc gia từng có hoàn cảnh tương tự. Từng chiến tranh với Mỹ, Việt Nam giờ đây đã có một nền kinh tế ổn định, phát triển nhanh chóng, có quan hệ tốt với hầu hết các nước láng giềng”, theo Fitch Solutions.

Chính sách mở cửa

Báo Mỹ khen ngợi mô hình phát triển của Việt Nam - 2

Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2018

Nhiều chuyên gia nhận định sự phát triển kinh tế của Việt Nam là kết quả của hàng loạt các chính sách đổi mới được đưa ra vào năm 1986, khi quốc gia tập trung phát triển kinh tế tư nhân và mở cửa đất nước đón các nhà đầu tư nước ngoài.

Những chính sách này đã khiến “đất nước biến đổi mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội nhanh chóng”, Manop Udomkerdmongkol, nhà kinh tế tại Ngân hàng United Overseas của Singapore, cho biết trong một báo cáo gần đây. “Nội dung quan trọng của cải cách này là giải phóng đầu tư và thương mại trong nước”.

Những chính sách cải cách này đã được đưa ra vào thời điểm nhiều nhà máy muốn đa dạng hóa cơ sở sản xuất của mình bằng cách chuyển đầu tư sang những nước khác có nhân công rẻ hơn ngoài Trung Quốc”.

Trong một báo cáo được đưa ra vào năm ngoái, các nhà kinh tế của Ngân hàng Thế giới cho biết Việt Nam đã thu hút hơn 10.000 công ty nước ngoài, chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất theo định hướng xuất khẩu và thâm dụng lao động.

Trong khu vực châu Á, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia đạt được nhiều hiệp định thương mại tự do nhất.

Điều này đã giúp mang lại sự cải thiện đáng kể trong một số lĩnh vực. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, tổng sản phẩm trong nước tăng từ 26,337 tỷ USD năm 1986 lên 223,78 tỷ USD năm 2017. Trong khi đó, tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người tăng từ 421,659 USD lên 2.342,244 USD.

Các nhà kinh tế của Ngân hàng Thế giới cho biết các cải cách của chính phủ đã tận dụng được các yếu tố thuận lợi như lực lượng lao động trẻ, môi trường chính trị ổn định và gần với chuỗi cung ứng toàn cầu lớn.

Báo Mỹ khen ngợi mô hình phát triển của Việt Nam - 3

Triều Tiên có thể tham khảo mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam

“Việt Nam đã đưa ra những chính sách tốt”, các nhà kinh tế viết.

“Thứ nhất, Việt Nam sẵn sàng chấp nhận tự do hóa thương mại. Thứ hai, Việt Nam đã bổ sung cho tự do hóa bên ngoài với cải cách trong nước thông qua việc đưa ra các chính sách tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài và giảm chi phí kinh doanh. Cuối cùng, Việt Nam đã đầu tư rất nhiều vào nhân lực và cơ sở vật chất, chủ yếu thông qua đầu tư công”, họ nói thêm.

Vấn đề mấu chốt

Bình Nhưỡng trong nhiều năm đã nghiên cứu cải cách thị trường ở Việt Nam và tác động của những cải cách này đối với sự ổn định chính trị, ông Lê Đăng Doanh, cựu cố vấn của thủ tướng Việt Nam cho biết.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã cho phép một số thị trường kinh doanh trong nước phát triển, thành lập thêm các khu kinh tế đặc biệt và kêu gọi các nhà máy mở rộng phạm vi sản phẩm để phục vụ thị hiếu tiêu dùng đa dạng của người dân”.

Nhưng một số chuyên gia cũng đặt câu hỏi về khả năng Triều Tiên hướng theo chính sách phát triển của Việt Nam, đặc biệt là khi phần lớn thành công kinh tế của Việt Nam là kết quả của việc mở cửa. Cũng có những nhận định không chắc chắn về việc ông Kim Jong Un sẵn sàng từ bỏ vũ khí hạt nhân - điều kiện cần thiết để các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ nhưng có thể đe dọa đến nguyên tắc “nắm đấm sắt” của nhà lãnh đạo.

Báo nước ngoài: 2 điều khiến ông Kim Jong-un muốn đến Việt Nam

Ông Kim Jong-un được cho là sẽ thích thú khi chứng kiến xã hội và nền kinh tế của Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Ngọc - CNBC ([Tên nguồn])
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN