Báo Mỹ: Châu Âu thống nhất thời điểm có thể ngừng mua dầu mỏ của Nga
Châu Âu đã sẵn sàng ngừng mua dầu mỏ Nga, bất chấp việc Moscow là nhà cung cấp năng lượng lớn nhất cho châu lục.
Nhà máy lọc dầu Leuna, tiếp nhận dầu của Nga thông qua mạng lưới đường ống Druzhba.
Liên minh châu Âu (EU) đã sẵn sàng cho lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga, báo Mỹ New York Times cho biết. Do Nga là nhà cung cấp dầu mỏ lớn nhất của châu Âu, quyết định này sẽ có tác động đáng kể cả trên phương diện chính trị và kinh tế.
Giới chức EU muốn chờ đến khi cuộc bầu cử Tổng thống Pháp kết thúc để chính thức công bố quyết định, New York Times tiết lộ.
Giới chức EU cho rằng, quyết định sẽ khiến giá nhiên liệu tăng cao, nếu sớm được công bố có thể gây bất lợi cho Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Vòng hai của cuộc bầu cử tổng thống Pháp sẽ diễn ra vào ngày 24.4.
Trước đó, EU đã thông báo cấm nhập khẩu than của Nga và tiến tới ngừng phụ thuộc vào năng lượng Nga vào năm 2030. Ở thời điểm hiện tại, châu Âu chưa tính tới cấm nhập khẩu khí đốt Nga, do Nga đáp ứng 40% nhu cầu khí đốt hàng năm của châu lục.
Đối với dầu mỏ, châu Âu phụ thuộc ít hơn, vào khoảng 25%. Đức là quốc gia mua lượng lớn dầu mỏ của Nga với tỉ lệ khoảng 30%.
Giới chức Đức từng cảnh báo, trừng phạt dầu mỏ và khí đốt Nga có ảnh hưởng sâu rộng tới nước này. Đức là là đầu tàu kinh tế của châu Âu và là nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới.
“Không thể đột ngột thay đổi nhà cung cấp nhiên liệu hóa thạch vì sẽ gây ra xáo trộn lớn. Không thể bật tắt các nhà máy công nghiệp hiện đại như công tắc đèn. Hệ quả sẽ được cảm nhận một cách rõ ràng, kể cả bên ngoài nước Đức”, Emily Haber, đại sứ Đức tại Mỹ, ngày 13.4 cho biết.
Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo các lãnh đạo phương Tây sẽ tự gây ảnh hưởng tới quốc gia nếu đột ngột ngừng dòng chảy năng lượng Nga.
“Hệ quả có thể rất đau đớn, đặc biệt với những người khởi xướng chính sách”, ông Putin nói trong cuộc họp với các quan chức vào ngày 14.4.
Ông Putin nói hoạt động khai thác dầu mỏ của Nga bị ảnh hưởng do lệnh cấm vận của phương Tây và Nga sẽ cần tới các đường ống khác để tiếp cận khách hàng mới ở châu Á.
Nguồn: [Link nguồn]
Nằm ở vị trí cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc quân sự, trung lập được cho là lựa chọn khôn ngoan giúp một số nước châu Âu vượt qua khủng hoảng và tập trung...