Báo Mỹ: Châu Âu thay đổi, dần ngả sang ủng hộ lập trường của ông Trump về xung đột Nga - Ukraine
Các quốc gia châu Âu đang ngày càng ủng hộ lập trường của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump về việc thúc đẩy hòa bình ở Ukraine. Đây được coi là sự thay đổi đáng kể so với thời điểm khoảng 6 tháng trước.
Chiến thắng bầu cử của ông Trump đã có tác động rõ rệt tới tương lai của cuộc xung đột Nga – Ukraine. Ảnh: WSJ.
Theo báo Mỹ Wall Street Journal (WSJ), nỗ lực thúc đẩy đàm phán hòa bình Nga - Ukraine của ông Trump đang ngày càng nhận được sự ủng hộ ở châu Âu.
Châu Âu hưởng ứng lập trường của ông Trump
Trong khi các nhà lãnh đạo châu Âu thảo luận về việc liệu có thể lấp đầy khoảng trống tài trợ cho Ukraine nếu Mỹ rút lui hay không, họ cũng nhận ra một lối thoát khả dĩ hơn cho cuộc xung đột là ủng hộ lập trường của ông Trump. Phương Tây ghi nhận lợi thế của Nga trên chiến trường trong khi Ukraine gặp khó khăn do thiếu nhân lực và vũ khí, WSJ cho biết.
Đây được coi là sự thay đổi đáng kể so với cách đây khoảng 6 tháng. Khi đó, châu Âu tỏ ra hoài nghi về tuyên bố nhanh chóng dứt xung đột ở Ukraine của ông Trump và lo ngại ông Trump có thể thúc đẩy thỏa thuận bất lợi với Ukraine.
Theo WSJ, hiện tại, châu Âu vẫn có sự lo ngại nhất định về việc liệu ông Trump có để Ukraine quyết định các các điều khoản hòa bình hay không và ở mức nào. Nga một mặt khẳng định quan điểm sẵn sàng đàm phán hòa bình, mặt khác yêu cầu Ukraine phải chấp nhận các điều kiện do Moscow đưa ra, như cam kết trung lập, công nhận các vùng lãnh thổ Nga sáp nhập và tiến tới phi quân sự hóa, "phi phát xít hóa" hoàn toàn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng đã có sự thay đổi. Ông Zelensky thừa nhận ông Trump có thể giúp xung đột ở Ukraine sớm kết thúc thông qua đàm phán.
Theo WSJ, Kiev hi vọng ông Trump có thể đem đến những bất ngờ, ví dụ như có thể thúc đẩy Moscow giảm bớt các điều kiện hòa bình.
Lo ngại quan điểm của ông Trump về Nga
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (phải) hôm 15/11 đã chủ động liên lạc với ông Putin. Ảnh: WSJ.
Một ví dụ điển hình là việc Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 15/11 đã có cuộc điện đàm đầu tiên với Tổng thống Nga Vladimir Putin sau gần 2 năm. Ông Scholz nêu lí do chủ động liên lạc là vì lập trường muốn nhanh chóng chấm dứt xung đột của ông Trump.
Theo WSJ, đội ngũ của ông Trump đang bày tỏ sự tự tin về việc Ukraine có thể sẵn sàng đàm phán với Nga hơn những gì Kiev tỏ ra ở bên ngoài. Ông Trump và đội ngũ cố vấn cũng đánh giá, với các bước lùi trên chiến trường, Ukraine sớm muộn sẽ không còn cách nào khác ngoài việc đàm phán với Nga.
Một câu hỏi để ngỏ là việc ông Trump sẽ tác động đến Nga như thế nào. Trong các cuộc tiếp xúc trước đây, các cựu quan chức Mỹ nhận thấy ông Trump thường không cứng rắn với ông Putin và thậm chí còn bị nhà lãnh đạo Nga thuyết phục trong vấn đề Ukraine, theo tờ New York Times (NYT).
Trong cuộc điện đàm hôm 15/11, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói chuyện với ông Putin trong một giờ đồng hồ và Tổng thống Nga đã giải thích nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột với ông Scholz, Điện Kremlin cho biết.
Theo WSJ, giới chức châu Âu bày tỏ sự lạc quan vì ông Trump “tỏ ra ghi nhận” những cảnh báo của đồng minh về những hệ quả nếu “quá nhân nhượng Nga” trong vấn đề Ukraine. Mục tiêu của châu Âu là duy trì một Ukraine tự chủ kể cả khi nước này phải nhượng bộ lãnh thổ với Nga. Một số nhà ngoại giao nói với WSJ rằng, kết thúc xung đột vào lúc này “có vẻ có nhiều khả năng bảo đảm mục tiêu đó hơn”.
Châu Âu đứng ra bảo đảm an ninh cho Ukraine?
Thủ tướng Hungary Viktor Orban là người đi đầu ở châu Âu trong việc thúc đẩy đàm phán hòa bình Nga – Ukraine. Ảnh: WSJ.
Nếu Ukraine không thể gia nhập NATO như theo điều kiện của Nga, châu Âu hi vọng có thể cung cấp sự hỗ trợ quân sự cần thiết để Moscow không có ý định tấn công Kiev trong tương lai. Châu Âu cũng hi vọng Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ các nỗ lực này.
Một số nhà ngoại giao cấp cao châu Âu nói về việc chuẩn bị cho khả năng ông Trump thúc đẩy châu lục bảo đảm an ninh cho Ukraine và giám sát lệnh ngừng bắn chứ không phải phụ thuộc vào Mỹ.
Bất kỳ quyết định nào như vậy cũng có thể gây thách thức về mặt chính trị và quân sự cho các chính phủ châu Âu, bao gồm các cường quốc hạt nhân như Anh và Pháp. Kể từ sau Thế chiến 2, châu Âu đã quen với việc có sự đảm bảo an ninh và sự hiện diện quân sự của Mỹ trên khắp châu lục. Đây là một trong những lí do các nước châu Âu hầu như không đầu tư phát triển quốc phòng.
Ukraine từng nhiều lần khẳng định không nhượng bộ lãnh thổ với Nga để đối lấy hòa bình. Nhưng khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đã có tín hiệu muốn...
Nguồn: [Link nguồn]