Bạo loạn ở dinh tổng thống Iraq, hàng chục người thương vong

Các cuộc đụng độ giữa lực lượng an ninh và đám đông biểu tình tràn vào dinh tổng thống ở thủ đô Baghdad – Iraq hôm 29-8 đã khiến nhiều người mất mạng.

Theo AP, ít nhất 15 người thiệt mạng trong khi truyền thông địa phương khẳng định con số này là 12. Số người bị thương được ước tính từ vài chục đến vài trăm người.

Phái đoàn Hỗ trợ Iraq của Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi người biểu tình rời Vùng Quốc tế của Baghdad cũng như toàn bộ tòa nhà chính phủ.

Người phát ngôn Stéphane Dujarric của Tổng thư ký LHQ cho biết Tổng thư ký LHQ đang theo dõi tình hình ở Iraq với nỗi lo lớn.

"Tổng thư ký LHQ đặc biệt lo ngại về báo cáo thương vong. Ông kêu gọi các bên bình tĩnh, kiềm chế và triển khai những bước đi tức thì nhằm xuống thang căng thẳng, tránh bạo lực" – người này khẳng định.

Lực lượng an ninh Iraq sử dụng khí cay nhằm vãn hồi an ninh trong dinh tổng thống hôm 29-8. Ảnh: AP

Lực lượng an ninh Iraq sử dụng khí cay nhằm vãn hồi an ninh trong dinh tổng thống hôm 29-8. Ảnh: AP

Theo Fox News, bạo loạn diễn ra sau khi ông Muqtada al-Sadr, một giáo sĩ Shiite có ảnh hưởng lớn, thông báo từ chức. Đám đông trung thành với ông al-Sadr kéo đổ rào chắn bên ngoài dinh tổng thống và phá cửa dinh tràn vào bên trong.

Quân đội Iraq đã ban bố lệnh giới nghiêm toàn quốc. Giới chức y tế Iraq cho biết ít nhất 15 người biểu tình bị thương do súng đạn, hàng chục người bị thương do khí cay và đụng độ với cảnh sát.

Biểu tình cũng nổ ra ở các tỉnh phía Nam có phần đông người theo Hồi giáo Shiite, với đám đông ủng hộ ông al-Sadr đốt lốp xe và chặn các tuyến đường hướng đến tỉnh giàu dầu mỏ Basra. Cùng lúc, hàng trăm người biểu tình bên ngoài tòa nhà chính quyền địa phương ở Missan.

Theo AP, đã có ít nhất 15 người thiệt mạng trong đợt biểu tình này. Ảnh: AP

Theo AP, đã có ít nhất 15 người thiệt mạng trong đợt biểu tình này. Ảnh: AP

Quyền Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi yêu cầu ông al-Sadr kêu gọi người ủng hộ rút khỏi các tòa nhà của chính phủ.

Chính phủ Iraq rơi vào thế bế tắc chính trị khi đảng của ông al-Sadr giành được nhiều ghế nhất trong cuộc bầu cử quốc hội hồi tháng 10-2021 nhưng vẫn không đủ để lập chính phủ đa số.

Việc ông al-Sadr rút khỏi các cuộc đàm phán đã đẩy Iraq vào trạng thái bất ổn chính trị giữa lúc mâu thuẫn nội bộ Hồi giáo Shiite gia tăng.

Iraq đang rơi vào trạng thái bất ổn chính trị giữa lúc mâu thuẫn trong nội bộ Hồi giáo Shiite khoét sâu. Ảnh: AP

Iraq đang rơi vào trạng thái bất ổn chính trị giữa lúc mâu thuẫn trong nội bộ Hồi giáo Shiite khoét sâu. Ảnh: AP

Nguồn: [Link nguồn]

“Đứng ngồi không yên” vì bạo loạn ở Kazakhstan, vì sao Trung Quốc không can thiệp?

Một tuần qua, Kazakhstan trải qua bất ổn chưa từng thấy, với các cuộc biểu tình biến thành bạo loạn lật đổ. Trung Quốc bày tỏ mong muốn giúp đỡ và hy vọng tình hình ở Kazakhstan...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Cao Lực ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN