Báo Đức nêu lý do Berlin ngần ngại chuyển giao xe tăng cho Ukraine

Đức là một trong số các quốc gia châu Âu hứng chịu sự chỉ trích của đồng minh vì chậm chuyển giao cho Ukraine các vũ khí hiện đại.

Đức chưa hoàn toàn tin tưởng vào Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.

Đức chưa hoàn toàn tin tưởng vào Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.

Đức chưa muốn cung cấp xe tăng cho Ukraine để đối phó Nga vì “lý do lịch sử”, một nguồn tin chính phủ Đức nói trên tạp chí Der Spiegel, theo RT.

Quan chức Đức giấu tên cho biết, chính quyền Thủ tướng Đức Ola Scholz lo ngại Kiev sẽ quá tự tin nếu giành được một số các chiến thắng và có thể vô tình đưa quân vượt sang lãnh thổ Nga.

“Khi đó, có nguy cơ rằng xe tăng Đức sẽ lại hiện diện bên trong lãnh thổ Nga một lần nữa”, báo Đức Der Spigel cho biết, ám chỉ sự kiện từng xảy ra trong Thế chiến 2.

Theo nguồn tin, Đức có một mức độ không tin tưởng Ukraine. “Đó là lý do ngành công nghiệp quốc phòng Đức chưa được chính phủ bật đèn xanh để chuyển xe tăng cho Ukraine”, nguồn tin cho biết.

Đức là quốc gia sở hữu xe tăng chủ lực hàng đầu châu Âu, với phiên bản hiện đại nhất là Leopard 2A7.

Cho đến nay, Ba Lan và CH Czech là hai quốc gia châu Âu đã gửi xe tăng cho Ukraine. Trong khi đó, Pháp và Đức hỗ trợ các vũ khí một cách hạn chế. Pháp cung cấp cho Ukraine 6 hệ thống pháo tự hành Caesar.

Theo nguồn tin giấu tên, trong các cuộc đàm phán nội bộ của NATO, Mỹ, Anh và Pháp đã ngầm đạt thỏa thuận rằng Đức sẽ không phải là quốc gia ưu tiên gửi xe tăng cho Ukraine.

Theo báo Đức, Thủ tướng Scholz được cho là miễn cưỡng đồng ý gửi các vũ khí hiện đại cho Ukraine, nhưng Đức sẽ trì hoãn và không giao ngay.

Kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra vào tháng 2.2022, Đức chủ yếu cung cấp cho Ukraine các vũ khí hạng nhẹ như tên lửa phòng không và tên lửa chống tăng.

Các vũ khí hạng nặng gồm 7 pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 và 4 hệ thống phóng rocket MARS II, 30 xe phòng không là các vũ khí Đức đã hứa cung cấp cho Ukraine, nhưng đến nay chưa thực hiện.

Tình báo Đức dự đoán, nếu mọi chuyện thuận lợi, quân đội Nga có thể giành quyền kiểm soát toàn bộ vùng Donbass vào tháng 8 năm nay, theo RT.

Quay lưng với Nga, Đức - Hà Lan hợp tác khai thác mỏ khí đốt mới ở Biển Bắc

Chính phủ Hà Lan cho biết nước này và Đức sẽ cùng nhau khoan thăm dò một mỏ khí đốt mới ở Biển Bắc, một ngày sau khi Nga cắt nguồn cung khí đốt cho Amsterdam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN