Báo chí phương Tây đánh giá hiệu quả chống dịch Covid-19 ở Việt Nam

Cuộc chiến chống Covid-19 của Việt Nam đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của dư luận quốc tế. Nhiều tờ báo của phương Tây đã có bài viết nhận xét và bày tỏ bất ngờ trước hiệu quả của các biện pháp chống Covid-19 của Việt Nam.

Trang web của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) mới đây đã đăng tải bài viết với tiêu đề “Việt Nam cho thấy cách kiểm soát Covid-19 với nguồn lực hạn chế”.

“Thách thức đối với những quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam là nguồn lực để đối phó với dịch bệnh. Trái với những dự báo ban đầu về bùng phát của dịch bệnh ở những nước đang phát triển, Việt Nam đã trở thành ngọn hải đăng về chống dịch Covid-19 bằng thực hiện nhiều biện pháp hơn và ít tốn kém.

Việt Nam đã thực hiện một loạt các sáng kiến có hiệu quả để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 ví dụ như đình chỉ các chuyến bay tới Trung quốc, đóng cửa các trường học hay phong tỏa xã Sơn Lôi, Vĩnh Phúc. Quyết định này được đưa ra sau khi xuất hiện những lo ngại về tình trạng sức khỏe của những người lao động trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc, nơi dịch bệnh bắt đầu bùng phát.

Không giống như các nước châu Á giàu có hơn, chẳng hạn như Hàn Quốc, Việt Nam không tiến hành các chương trình xét nghiệm hàng loạt. Tuy nhiên, bằng việc tập trung vào các biện pháp khác và nhấn mạnh và độ hiệu quả, Việt Nam đã nhận được sự tán dương từ cộng đồng quốc tế về sự hiệu quả trong phòng chống dịch bệnh”, bài viết của WEF phân tích.

Một cụ già đeo khẩu trang trong dịch Covid-19 tại Việt Nam (ảnh: Reuters)

Một cụ già đeo khẩu trang trong dịch Covid-19 tại Việt Nam (ảnh: Reuters)

Bài viết của WEF cũng đề cập tới tinh thần trách nhiệm cao của người dân Việt Nam khi chủ động thông báo cho cơ quan chức năng nếu phát hiện những hành vi sai phạm liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh.

“Bất kỳ ai bị phát hiện chia sẻ thông tin sai lệch và tin giả về Covid-19 có thể sẽ phải gặp công an và hơn 800 người đã bị xử phạt vì hành vi này”, bài viết cho biết.

Bài viết của WEF cũng bày tỏ sự ấn tượng trước những nỗ lực chống dịch của Việt Nam và cho rằng, chất lượng cuộc sống của người dân Việt đã có sự cải thiện sau gần 2 thập niên tập trung phát triển kinh tế.

“Từ năm 2002 đến 2018, quá trình chuyển đổi nền kinh tế giúp hơn 45 triệu người Việt Nam thoát nghèo. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng gấp đôi, lên hơn 2.500 USD vào năm 2018. Trong khi Việt Nam chứng kiến mức tăng trưởng GDP 7,1%, hệ thống y tế cũng được cải thiện”, bài viết cho hay.

Phong trào phát khẩu trang miễn phí trong dịch Covid-19 của Việt Nam (ảnh: SCMP)

Phong trào phát khẩu trang miễn phí trong dịch Covid-19 của Việt Nam (ảnh: SCMP)

Hãng tin Sputnik (Nga) cũng có bài viết đánh giá cao sự chủ động của Việt Nam trong việc đối phó với sự biển đổi về tình hình dịch bệnh.

Theo tờ Sputnik, sau khi phát hiện ổ dịch Covid-19 từ bệnh viện Bạch Mai, thành phố Hà Nội đã nhanh chóng thực hiện cách ly và kiểm soát chặt chẽ những người có liên quan. Bệnh viện Bạch Mai được phong tỏa và phun thuốc khử trùng toàn bộ.

Trước tình trạng nhiều chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng do Covid-19, Việt Nam đã đề ra nhiều kịch bản để vừa sản xuất vừa đối phó với dịch bệnh nhằm giảm thiểu thiệt hại, đảm bảo an ninh xã hội.

Trong sáng ngày 6.4, Việt Nam không ghi nhận thêm ca nhiễm Covid-19 mới. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng thể hiện hiệu quả trong chống dịch của Việt Nam, Sputnik đưa tin.

Trong một bài viết với tiêu đề: “Việt Nam đã chiến thắng trong cuộc chiến với Covid-19 như thế nào?” của hãng truyền thông Đức - Deutsche Welle (DW), tác giả bài báo đã bày tỏ ngạc nhiên khi một quốc gia có chung đường biên giới dài hơn 1.100 km với Trung Quốc như Việt Nam mà tính đến nay mới chỉ có hơn 200 ca nhiễm Covid-19. Bất ngờ hơn nữa là Việt Nam chưa có bất kỳ ca tử vong nào do virus.

Một chiến sĩ công an bên ngoài khu vực cách ly tại Việt Nam (ảnh: Reuters)

Một chiến sĩ công an bên ngoài khu vực cách ly tại Việt Nam (ảnh: Reuters)

Theo bài viết của DW, Việt Nam đã làm rất tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Trong dịp Tết Nguyên đán hồi cuối tháng 1, chính phủ Việt Nam đã “phát động cuộc chiến toàn dân” với Covid-19, mặc dù dịch bệnh khi đó mới bắt đầu bùng phát tại Trung Quốc. 

Theo bài viết, ngay từ đầu cuộc chiến với Covid-19, Việt Nam đã thực hiện các biện pháp cách ly nghiêm ngặt và theo dõi toàn bộ những người từng tiếp xúc với người nhiễm virus. Bất cứ người nào từ vùng có dịch Covid-19 tới Việt Nam đều được đưa đi cách ly 14 ngày. Tất cả các trường phổ thông và đại học đều phải đóng cửa từ đầu tháng 2.

"Mỗi doanh nghiệp, mọi người dân, mọi khu dân cư phải là một pháo đài để ngăn chặn dịch bệnh", Thủ tướng Việt Nam – ông Nguyễn Xuân Phúc, phát biểu.

Theo tờ DW, các quốc gia phương Tây như Đức chỉ thống kê những trường hợp nhiễm Covid-19 và những người tiếp xúc trực tiếp với họ. Trong khi đó, Việt Nam theo dõi cả những trường hợp tiếp xúc với người nhiễm ở cấp độ 2, 3 và 4.

Phương tiện truyền thông cũng phát động chiến dịch thông tin lớn. Bộ Y tế Việt Nam thậm chí còn tài trợ thực hiện một bài hát trên YouTube về việc rửa tay đúng cách.

Nhân viên y tế Việt Nam phun thuốc khử trùng (ảnh: Straitstimes)

Nhân viên y tế Việt Nam phun thuốc khử trùng (ảnh: Straitstimes)

Finacial Times, thời báo kinh tế có tiếng của Anh mới đây cũng có bài viết nhận định về mô hình chống dịch tiết kiệm chi phí nhưng rất hiệu quả của Việt Nam, trong thời điểm dịch Covid-19 đang lây lan ra toàn cầu.

“Thay vì theo đuổi mô hình xét nghiệm hàng loạt và số lượng lớn như các nước Hàn Quốc, châu Âu, Việt Nam tập trung vào việc cách ly những người nhiễm Covid-19 và giám sát những người có tiếp xúc với nguồn bệnh.

Các phương tiện truyền thông Việt Nam liên tục phát đi những thông điệp chống dịch tới người dân. Cùng với đó, giới chức y tế cũng thể hiện sự minh bạch trong việc công khai thông tin và số liệu. Bộ Y tế Việt Nam liên tục gửi tin nhắn về cách phòng bệnh, cũng như thông tin liên quan đến Covid-19.

Việt Nam cũng ngăn chặn quyết liệt nạn “tin giả” trong dịch Covid-19. Khoảng 800 người đã bị cơ quan chức năng triệu tập và xử phạt vì chia sẻ những thông tin sai sự thật”, tờ Finacial Times đưa tin.

Không chỉ có báo giới châu Âu, một số hãng tin lớn của Mỹ như Reuters, New York Times cũng có những bài viết đề cập đến các biện pháp chống dịch mang lại nhiều hiệu quả của Việt Nam như phong tỏa phố Trúc Bạch, đóng cửa các trường học, nhà hàng, quán bar, quán karaoke hay đình chỉ miễn thị thực cho công dân một số nước muốn nhập cảnh.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Thổ dân da đỏ Mỹ lo bị ”xóa sổ” trong dịch Covid-19

Những điều kiện hạn chế về y tế trong cộng đồng các bộ tộc người bản địa ở Mỹ đang tạo điều kiện cho sự...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN