Báo Anh đánh giá cao chiến lược chống dịch Covid-19 của Việt Nam

Việt Nam từ ngày 23.4 đã nới lỏng giãn cách xã hội và các chuyên gia chỉ ra rằng biện pháp chống dịch quyết liệt, cách ly hàng loạt, kiểm soát các ca nghi nhiễm đóng vai trò quan trọng làm nên thành công của Việt Nam.

Theo Daily Mail, Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á có đường biên giới dài với Trung Quốc, ghi nhận 268 ca nhiễm Covid-19 cho đến nay và không có ca tử vong.

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ngừng các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc đại lục, ngay từ đầu tháng 2. Khi có các ca nhiễm đầu tiên, Việt Nam đã nhanh chóng khoanh vùng ổ dịch, cách ly 10.000 người ở gần Hà Nội.

Việt Nam cũng đặc biệt tích cực lần theo dấu vết các trường hợp tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19. Theo Daily Mail, Việt Nam chống dịch một cách quyết liệt với phương châm “chiến đấu với đại dịch giống như chống giặc".

Yếu tố chính làm nên thành công của Việt Nam là sự ủng hộ và tuân thủ của người dân, Takeshi Kasai, giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Khu vực Tây Thái Bình Dương, nói.

“Người dân đã làm tốt vai trò của mình”, ông Takeshi Kasai nói, đưa ra con số khoảng 80.000 người được cách ly. “Tôi nghĩ đó là lý do vì sao Việt Nam có thể kiểm soát dịch Covid-19 với con số người lây nhiễm khiêm tốn”.

Người dân ở chợ Long Biên xếp hàng chờ xét nghiệm nhanh Covid-19 hồi tuần trước. Ảnh: Daily Mail.

Người dân ở chợ Long Biên xếp hàng chờ xét nghiệm nhanh Covid-19 hồi tuần trước. Ảnh: Daily Mail.

Kể từ đầu tháng 4, Việt Nam đã bước vào giai đoạn chống dịch cao điểm với quy định cách ly xã hội. Việt Nam cũng ngừng gần như toàn bộ các chuyến bay quốc tế, ngừng cho người nước ngoài nhập cảnh.

Đường phố Hà Nội vốn tấp nập xe máy, du khách, những người mua bán, trở nên vắng lặng. Cây ATM gạo cũng là điểm nhấn đáng chú ý trong giai đoạn này, tác giả Ryan Fahey viết trên Daily Mail.

Các biện pháp kiểm soát dịch bệnh đã phát huy tác dụng. Sau 6 ngày liên tiếp không ghi nhận ca nhiễm mới, Việt Nam đã kết thúc 3 tuần cách ly xã hội. Hôm 23.4, một số quán cà phê ở Hà Nội đã mở cửa trở lại, dù đường phố vẫn còn khá vắng lặng.

Trong khi đó, ở các nước châu Âu và Mỹ, chính quyền địa phương rất vất vả trong việc buộc người dân ở nhà. Nhiều người không tuân thủ quy định, ra ngoài mà không có lý do chính đáng hay thậm chí là ra đường biểu tình như ở Mỹ.

Ngoài Việt Nam, Thái Lan là quốc gia trong khu vực Đông Nam Á ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 giảm trong một tuần qua. Campuchia hiện có 122 ca nhiễm Covid-19 trong khi con số này ở Lào là 19.

Theo Daily Mail, Thái Lan cho đến nay đã xét nghiệm cho 142.000 người, Campuchia là 9.000 và Việt Nam đã xét nghiệm cho 180.000 người.

Đa số các bình luận của độc giả trên báo Anh đều đánh giá cao chiến lược chống dịch quyết liệt và hiệu quả của Việt Nam.

Bình luận trên báo Anh, tài khoản tishbelfast viết: “Sự khác biệt giữa cách chống dịch hiệu quả của Việt Nam và Anh là nằm ở sự tuân thủ của người dân”.

Tài khoản tands viết: “Người dân Việt Nam ai cũng đeo khẩu trang. Đó là lý do chính ngăn virus lây lan”.

Một người khác nhận định: “Cách Việt Nam chăm sóc y tế còn tốt hơn ở Anh. Họ chắc hẳn biết rõ phải làm như thế nào”.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Báo Đức đòi bồi thường 150 tỉ euro vì Covid-19, Trung Quốc phản ứng giận dữ

Trung Quốc phản ứng giận dữ khi một trong những tờ báo phổ biến ở Đức nêu quan điểm cho rằng Bắc Kinh phải bồi thường...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN