Bằng chứng Tần Thủy Hoàng tìm kiếm cuộc sống bất tử
Nghiên cứu khảo cổ mới nhất của các nhà khoa học Trung Quốc phần nào khẳng định những suy đoán trước đây về việc Tần Thuỷ Hoàng từng nỗ lực tìm kiếm cuộc sống bất tử.
Những năm cuối đời, Tần Thủy Hoàng ráo riết tìm thuốc trường sinh nhưng bất thành.
Theo Tân Hoa Xã, các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy các tài liệu cổ bằng gỗ, được chôn ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc thời Tần Thủy Hoàng.
Nội dung tài liệu cổ được xác định là thánh chỉ của hoàng đế Trung Hoa đầu tiên, yêu cầu quan chức địa phương tích cực tìm kiếm thuốc trường sinh bất lão.
Zhang Chunlong, chuyên gia tại viện nghiên cứu của tỉnh Hồ Nam, cho biết thánh chỉ của Tần Thuỷ Hoàng được ban bố rộng khắp, đến tận những ngôi làng biên giới hoặc các địa phương hẻo lánh nhất.
Tại một ngôi làng hẻo lánh tên Duxiang, chính quyền địa phương báo cáo lại rằng chưa tìm thấy thuốc trường sinh bất lão và tiếp tục cho người tìm kiếm. Quan chức ở Langya, ngày nay là phía đông tỉnh Sơn Đông thì nói sẽ trình lên hoàng đế loại thảo dược quý hái từ một ngọn núi gần đó.
Phát hiện của các nhà khảo cổ Trung Quốc cũng hé lộ mô hình chính quyền tập trung mà Tần Thủy Hoàng xây dựng khi trở thành hoàng đế thống nhất Trung Hoa. Tần Thủy Hoàng cũng là người xây dựng hệ thống đo lường, cân nặng và tiền tệ mới cách đây khoảng 2.200 năm.
Đội quân đất nung trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
“Xây dựng chính quyền tập trung dưới thời Tần Thủy Hoàng không hề dễ dàng vì ở thời xưa, mạng lưới giao thông, liên lạc vẫn còn khá thô sơ”, ông Zhang nói.
Nhà Tần mặc dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng cững xây dựng hệ thống y tế phức tạp, chữa trị được nhiều loại bệnh, dù bệnh nhân đa phần chỉ là người tầng lớp giàu có.
Ảo vọng của Tần Thuỷ Hoàng về cuộc sống bất tử là điều được giới khảo cổ Trung Quốc từng nhắc đến. Tần Thuỷ Hoàng đã qua đời vào năm 210 trước Công nguyên, sau 11 năm là hoàng đế Trung Hoa đầu tiên (năm 221 - 210 trước Công nguyên).
Hoàng đế Trung Hoa đầu tiên ra lệnh xây Vạn lý trường thành và khu lăng mộ khổng lồ dưới lòng đất tại phía tây tỉnh Thiểm Tây. Đội quân đất nung 8.000 tượng binh sĩ với kích thước và sử dụng vũ khí giống như thật được cho là để bảo vệ hoàng đế Trung Hoa trong hành trình sang thế giới bên kia.
Đại tướng quân mạnh nhất thời Chiến Quốc là người làm suy yếu các nước chư hầu, dọn đường để Tần Thủy Hoàng...