Bằng cách nào Ấn Độ có thể vượt qua 'cơn sóng thần' COVID-19?
Sức càn quét của “cơn sóng thần” COVID-19 ở Ấn Độ vẫn đang rất mạnh khi nước này mấy ngày qua ghi nhận trên dưới 400.000 ca nhiễm và 3.500 người chết mỗi ngày, những con số kinh hoàng nhất từ đầu dịch với bất cứ nước nào.
Tính tới ngày 2-5, Ấn Độ đã ghi nhận tới gần 20 triệu ca nhiễm, trong đó gần 219.000 ca tử vong, tuy nhiên chuyên gia lo ngại các con số thực có thể còn cao gấp 5-10 lần. Chút hy vọng là chuyên gia dự báo Ấn Độ sẽ đạt đỉnh dịch trong 2-3 ngày tới, tuy nhiên Viện Đo lường và đánh giá sức khỏe (IHME) tại ĐH Washington (Mỹ) lại dự báo khác. Theo IHME thì đỉnh dịch khả năng sẽ phải tới ngày 16-5, thời điểm Ấn Độ có thể phải chứng kiến hơn 13.000 người chết trong một ngày.
Ấn Độ hiện mỗi ngày vẫn mất hàng ngàn sinh mạng vì COVID-19. Trong ảnh: Một số gia đình ở thủ đô New Delhi đưa người thân qua đời vì COVID-19 đi hỏa táng. Ảnh: TIME
Hiện cả thế giới đang dõi theo với niềm tin và hy vọng Ấn Độ sẽ sớm vượt qua được thảm họa y tế này. Tạp chí Time lạc quan rằng Ấn Độ có đủ kinh nghiệm để vượt qua cuộc khủng hoảng COVID-19 và điều chính quyền New Delhi còn thiếu chính là ý chí chính trị mạnh mẽ và các bước xử lý đúng để dập tắt dịch bệnh.
Ấn Độ hiện đang nhận được nhiều sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, nhất là Mỹ, Singapore, Anh... Trong ngắn hạn, những đóng góp này có thể là chìa khóa hỗ trợ Ấn Độ kiểm soát làn sóng COVID-19 thứ hai. Tuy nhiên, về dài hạn, tiêm chủng mới là công cụ cần thiết để Ấn Độ giảm nguy cơ xảy ra các đợt tái bùng phát tiếp theo. Hiện nay, chỉ khoảng 9% dân số Ấn Độ được tiêm ít nhất một liều vaccine ngừa COVID-19 và tốc độ tiêm chủng đang rất chậm.
Dù thế, Time vẫn tin tưởng Ấn Độ sẽ làm tốt và kịp thời công tác tiêm chủng. Theo Time, dù không có nền kinh tế lớn mạnh như Mỹ hay châu Âu, Ấn Độ đã nhiều lần thành công với các chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn, đẩy lùi các bệnh nguy hiểm như bại liệt, uốn ván. Ấn Độ, nước sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, đã đình chỉ việc xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 để tập trung cho nhu cầu cấp bách trong nước. Đội ngũ y, bác sĩ ở đây cũng được đánh giá cao, được đào tạo chuyên sâu và hình thành mạng lưới nhân viên y tế hùng hậu. Đó là cơ sở để nước này có thể chiến thắng COVID-19.
Về các bước cụ thể, TS Prabhat Jha, chuyên gia dịch tễ tại BV Saint Michael, ĐH Toronto (Canada), cho rằng nên ưu tiên đẩy nhanh tiêm chủng ở các điểm nóng dịch bệnh và các nhóm đối tượng có nguy cơ cao. Điều quan trọng nữa, để chiến dịch tiêm chủng hiệu quả, Ấn Độ cần đánh giá chính xác nguy cơ dịch bệnh bằng cách xây dựng hệ thống dữ liệu chính xác hơn và được cập nhật kịp thời.
Một năm trước, khi đại dịch Covid-19 vẫn còn ở giai đoạn ban đầu, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã...
Nguồn: [Link nguồn]