Bán vũ khí cho Nga, Iran nhắm vào Mỹ?

Cuộc xung đột ở Ukraine đang giúp một quốc gia đạt được mục tiêu đối ngoại và an ninh quốc gia, nhưng không phải Nga hay Ukraine.

Một máy bay không người lái do Iran sản xuất. (Ảnh: Getty)

Một máy bay không người lái do Iran sản xuất. (Ảnh: Getty)

Đó là Iran.

Điều này thể hiện trong sự kiện xảy ra vào sáng 17/10, khi các máy bay không người lái Iran tấn công thủ đô Kiev của Ukraine.

Các nhà phân tích cho rằng việc Iran ủng hộ hay cung cấp vũ khí cho Nga không phải vì Ukraine, mà vì chiến lược lâu dài của Iran đối với Mỹ.

Khi cuộc xung đột ở Ukraine kéo dài 7 tháng, khiến Nga bị tiêu hao đáng kể về sức người, vũ khí, kinh tế và ngoại giao, Mátxcơva có vẻ đã phải nhờ đến sự hỗ trợ của đối tác.

Vào thời điểm Chính phủ Iran đang phải ứng phó với làn sóng biểu tình rộng khắp từ vụ cô gái tử vong trong đồn cảnh sát, bước đi của Nga đổi lại có thể giúp Iran tăng cường lợi ích quốc gia.

Lịch sử chống Mỹ

Kể từ Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979, các lãnh đạo Iran tin rằng Mỹ luôn có âm mưu lật đổ chính phủ ở Tehran. Iran coi Washington là mối đe dọa lớn nhất và là trở ngại chính trong nỗ lực bảo vệ lợi ích quốc gia của Iran, từ các khía cạnh tự chủ kinh tế, vị thế quốc tế, an ninh khu vực, sức mạnh và tầm ảnh hưởng.

Nỗi sợ của Iran không phải không có cơ sở, vì Mỹ có lịch sử can thiệp vào công việc của Iran, quan hệ thù địch kéo dài giữa hai nước và việc Mỹ duy trì lực lượng và vũ khí gần Iran. Để đối phó, Iran luôn cố đẩy quân Mỹ khỏi khu vực và giảm ảnh hưởng của Washington ở đây.

Tuy nhiên, quan hệ giữa Iran với Nga cũng phức tạp.

Hai nước có quan điểm chung khi hỗ trợ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đánh bại các lực lượng đối lập. Giúp ông Assad khiến Nga tạo dựng vị thế lớn hơn ở Trung Đông. Đối với Iran, một chính quyền thân thiện ở Syria trở thành mắt xích quan trọng trong liên minh chống Mỹ và chống Israel của Tehran.

Tuy nhiên, khi lực lượng thân Nga và thân Iran hợp tác với nhau, đôi khi lại đối đầu, và hầu hết là không động đến nhau.

Nhưng cuối cùng, tình hình ở Ukraine khiến Nga phải nhờ đến sự hỗ trợ của Iran theo hai cách.

Thứ nhất, Lực lượng vệ binh cách mạng Iran huy động lực lượng để lấp vào khoảng trống mà Nga để lại sau khi phải rút lực lượng về để đưa sang chiến trường Ukraine.

Thứ hai, Nga đang sử dụng dòng máy bay không người lái giá rẻ của Iran để tấn công Ukraine, khi Kiev đang được phương Tây viện trợ một lượng vũ khí lớn.

Nâng cao vị thế

Tháng 7 vừa qua, Iran đón nhiều quan chức Nga sang thăm và triển khai huấn luyện sử dụng máy bay không người lái Shahed-129 và Shahed-191. Đầu tháng 8, các nguồn tin tình báo giấu tên và giới chức Ukraine nói rằng Nga đã nhận và sử dụng máy bay không người lái Iran ở Ukraine.

Từ khi nhận máy bay không người lái của Iran vào đầu tháng 9, Nga được nói là đã thực hiện hơn 100 cuộc tấn công và trinh sát bằng Shahed-136 và Mohajer-6 nhằm vào nhiều mục tiêu của Ukraine: Lực lượng đặc biệt, đơn vị thiết giáp và pháo binh, các cơ sở phòng không và chứa nhiên liệu, hạ tầng năng lượng và quân sự của Ukraine…

Các quan chức an ninh của Mỹ và phương Tây nói rằng Nga dự kiến sẽ sớm dựa vào 2 loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Iran vào sử dụng ở Ukraine.

Việc Nga mua vũ khí của Iran sẽ giúp tăng đáng kể uy tín của ngành công nghiệp vũ khí Iran. Nỗ lực của Iran trong đẩy mạnh sản xuất máy bay không người lái để xuất khẩu đến nay mới đạt được thành công hạn chế, bán được sang một số thị trường nhỏ như Ethiopia, Sudan, Tajikistan, và Venezuela.

Nga là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, vì thế việc nước này phải mua vũ khí của Iran cho thấy kho dự trữ của Nga đang cạn.

Cuộc xung đột ở Ukraine mở ra một mặt trận mới để Iran có thể đối chọi trực tiếp với vũ khí của Mỹ, trở thành cơ hội để làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ và NATO ở khu vực Á Âu.

Vũ khí của Iran có thể buộc phương Tây phải chi thêm hàng tỷ đô để trang bị hệ thống phòng không và chống máy bay không người lái cho Ukraine, hoặc viện trợ để thay thế những tài sản mà vũ khí của Iran có thể vô hiệu hóa.

Tên lửa mới Fath 360 là câu trả lời của Iran với HIMARS của Mỹ?

Tên lửa đạn đạo dẫn đường bằng vệ tinh mới của Iran – Fath 360 có thể so sánh với hệ thống pháo phản lực bắn loạt HIMARS mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine trong cuộc xung đột...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang - AT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN