Bán đảo Triều Tiên - “lò lửa” ngày đầu năm mới

Bất cứ động thái thiếu kiềm chế nào cũng có thể dẫn đến vực thẳm chiến tranh, thế giới đang dõi theo diễn biến nóng bỏng trên bán đảo Triều Tiên, với hy vọng những nhà lãnh đạo các bên liên quan có thể giữ được sự tỉnh táo với “cái đầu lạnh”, để dừng lại trước lằn ranh cuối cùng. Bởi, thế giới không cần thêm một cuộc xung đột hay chiến tranh nào nữa.

“Thùng thuốc súng” sẵn sàng phát nổ

Ngày 1/1/2023, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol hé lộ Hàn Quốc và Mỹ đang thảo luận tổ chức tập trận hạt nhân chung, nhằm đối phó các mối đe dọa từ Triều Tiên.

“Các vũ khí hạt nhân là của Mỹ nhưng việc lên kế hoạch, chia sẻ thông tin và huấn luyện phải được Washington và Seoul cùng thực hiện. Theo đó, đây sẽ là tiến bộ lớn so với khái niệm răn đe mở rộng trước đây”, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cho biết trong bài phỏng vấn đăng trên tờ Chosun Ilbo. Ông cũng làm rõ thêm rằng phía Mỹ phản hồi “khá tích cực” với đề xuất này.

Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên cáo buộc Mỹ muốn thành lập “NATO phiên bản châu Á”.

Nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên cáo buộc Mỹ muốn thành lập “NATO phiên bản châu Á”.

Lý giải cho động thái gia tăng sự cứng rắn đối với các vấn đề liên quan tình hình Bán đảo Triều Tiên, nhà lãnh đạo Hàn Quốc nhận định: Việc Mỹ cung cấp “chiếc ô hạt nhân” và “răn đe mở rộng” (cam kết của Mỹ, sử dụng toàn bộ năng lực quân sự, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, để bảo vệ đồng minh) không còn đủ sức trấn an người dân Hàn Quốc, trong bối cảnh các nguy cơ từ Triều Tiên gia tăng.

Theo hãng tin Yonhap, đúng ngày đầu năm mới 1/1/2023, người phát ngôn của Tổng thống Hàn Quốc, ông Lee Jae-myoung cho hay, trong cuộc thảo luận trực tuyến với tướng Kim Seung-kyum, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc và các chỉ huy khác tại trung tâm xử lý khủng hoảng quốc gia ngầm đặt tại văn phòng Tổng thống ở thủ đô Seoul, Tổng thống Yoon Suk-yeol đã nhấn mạnh: “Quân đội của chúng ta chắc chắn phải trừng trị bất kỳ hành động khiêu khích nào của kẻ thù với quyết tâm vững chắc không né tránh chiến tranh. Tôi kêu gọi quý vị ghi nhớ rằng chỉ có tinh thần sẵn sàng và huấn luyện thực tế của quân đội chúng ta mới có thể đảm bảo an ninh mạnh mẽ”.

Tổng thống Yoon Suk-yeol còn cảnh báo Triều Tiên có thể tiếp tục thực hiện các hành động khiêu khích bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm sử dụng cả các công cụ phi đối xứng, trong khi cố gắng gia tăng các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa.

Tổng thống Hàn Quốc thể hiện những động thái cực kỳ cứng rắn.

Tổng thống Hàn Quốc thể hiện những động thái cực kỳ cứng rắn.

Rộng mở thêm, theo Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, đặc phái viên Hàn Quốc về các vấn đề hòa bình và an ninh trên Bán đảo Triều Tiên - ông Kim Gunn đã tiến hành điện đàm 3 bên với đặc phái viên của Mỹ về Triều Tiên Sung Kim và người đồng cấp Nhật Bản Takehiro Funakoshi. Trong thông cáo báo chí sau điện đàm, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nêu rõ: “Tuyên bố của Triều Tiên về việc thúc đẩy nỗ lực tăng cường năng lực tự vệ nhằm đối phó với các động thái cô lập là hành vi phi logic và điều này sẽ đặt ra thách thức đối với cộng đồng quốc tế cũng như càng làm tình hình thêm tồi tệ”.

Ở chiều ngược lại, cũng ngày 1/1/2023, hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) dẫn lời nhà lãnh đạo Kim Jong-un khẳng định: “Trong tình huống mà Hàn Quốc chắc chắn đã trở thành một kẻ thù rõ ràng, hoạt động sản xuất hàng loạt vũ khí hạt nhân chiến thuật là việc làm quan trọng và cần thiết, cũng như cần tăng gấp bội số lượng đầu đạn hạt nhân”. Theo KCNA, ông Kim Jong-un cũng kêu gọi Triều Tiên nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới và phóng một vệ tinh do thám vào quỹ đạo càng sớm càng tốt. Thông điệp này được ông Kim Jong-un đưa ra tại Hội nghị toàn thể mở rộng lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Khóa VIII Đảng Lao động Triều Tiên hôm 31/12.

Ngoài ra, KCNA thông báo, vào rạng sáng 1/1/2023, một đơn vị pháo binh tầm xa thuộc quân khu miền Tây của Quân đội nhân dân Triều Tiên đã sử dụng bệ phóng tên lửa đa nòng siêu lớn bắn một loạt đạn ra vùng biển phía Đông.

Hàn Quốc là một trong những quốc gia chi cho ngân sách quốc phòng mạnh tay hàng đầu thế giới trong những năm gần đây.

Hàn Quốc là một trong những quốc gia chi cho ngân sách quốc phòng mạnh tay hàng đầu thế giới trong những năm gần đây.

Mùi thuốc súng đã ngập tràn trên Bán đảo Triều Tiên ngay khi thế giới vừa bước qua năm mới 2023. Hiện tại, mọi bên liên quan đều đang thể hiện những động thái cực kỳ cứng rắn, đến mức độ giới quan sát quốc tế đã hoàn toàn có đủ lý do để quan ngại về những diễn biến gia tăng căng thẳng tiếp nối.

Câu chuyện chưa hồi kết và vai trò của các siêu cường

Có điều, tình trạng căng thẳng này không phải là những gì mới xuất hiện, trong những ngày đầu năm.

Từ ngày 7/12/2022, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết: “Ông Sung Kim bày tỏ quan ngại về số vụ phóng tên lửa đạn đạo chưa từng có (ít nhất 90 tên lửa hành trình và đạn đạo) do Triều Tiên thực hiện năm nay, trong đó có 8 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa”. Theo ông Price, ông Kim đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc tất cả các thành viên Liên hợp quốc (LHQ) phải thực thi đầy đủ các lệnh trừng phạt của LHQ với Triều Tiên. Trước đó 2 tuần, Trung Quốc và Nga ngăn cản nỗ lực do Mỹ đứng đầu nhằm yêu cầu Hội đồng Bảo an LHQ chỉ trích các vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.

Cùng ngày, Điều phối viên của Hội đồng An ninh quốc gia (NSC) Mỹ về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Kurt Campbell phát biểu (tại diễn đàn an ninh do Viện Aspen tổ chức tại thủ đô Washington): “Tôi cho rằng một thành tựu to lớn tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, tại châu Á trong nhiều thập kỷ qua là sự ổn định và tái bảo đảm khả năng răn đe mở rộng của “chiếc ô hạt nhân” của chúng tôi. Điều này hiện đang bị thách thức”. Ngoài ra, ông nhấn mạnh Mỹ đã gửi thông điệp tới Triều Tiên, Trung Quốc và các nước khác rằng động thái của Bình Nhưỡng sẽ dẫn đến phản ứng tập thể từ Washington, Tokyo và Seoul.

Mỹ và Hàn Quốc sẵn sàng gia tăng các cuộc tập trận chung nhằm ứng phó với tình hình, kể cả tập trận với vũ khí hạt nhân.

Mỹ và Hàn Quốc sẵn sàng gia tăng các cuộc tập trận chung nhằm ứng phó với tình hình, kể cả tập trận với vũ khí hạt nhân.

CHDCND Triều Tiên cũng có những cơ sở lập luận của mình, như phát biểu ngày 1/1/2023, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khẳng định: “Năm 2022, Mỹ thường xuyên triển khai các phương tiện tấn công hạt nhân khác nhau ở Hàn Quốc với mức độ liên tục, gây gia tăng mức độ áp lực quân sự đối với CHDCND Triều Tiên lên mức tối đa. Đồng thời, thời gian tới, Washington đang thúc đẩy hoạt động hợp tác 3 bên với Nhật Bản và Hàn Quốc trên quy mô toàn diện trong khi nỗ lực thành lập một khối quân sự mới giống như phiên bản châu Á của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) với cái cớ thắt chặt liên minh”.

Bởi vậy, theo không ít tiền lệ trong lịch sử quan hệ quốc tế, ngay cả trong thế giới cận và hiện đại, những động thái răn đe cũng như tăng cường năng lực quốc phòng của Bình Nhưỡng là có thể hiểu được. Một thí dụ khá tương đồng, dù không hoàn toàn trùng khớp: Chiến dịch quân sự đặc biệt đã được nước Nga tiến hành tại miền Đông Ukraine, với một trong những lý do là việc Ukraine từ bỏ vị thế trung lập và không giấu giếm ý định trở thành một “tiền đồn” của NATO ở Đông Âu, siết chặt thêm những vòng vây quanh lãnh thổ nước Nga.

Chúng ta đừng quên, cả nước Nga cũng như CHDCND Triều Tiên, từ lâu nay, đã luôn phải cố gắng chống đỡ với hàng loạt lệnh cấm vận và trừng phạt đến từ phương Tây. Hiện tại, đến lúc này, theo các phái viên 3 nước Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc, cách “duy nhất” để Triều Tiên xoa dịu nỗi đau kinh tế của người dân là ngừng các hành động khiêu khích, quay trở lại đối thoại, khôi phục cam kết với thế giới bên ngoài và tập trung các nguồn lực vào mục tiêu ổn định sinh kế của người dân. Điều đó có nghĩa là từ bỏ năng lực quốc phòng (bao gồm cả năng lực sử dụng vũ khí hạt nhân) - một sự lựa chọn quá phiêu lưu mà Bình Nhưỡng khó có thể chấp nhận.

Một vụ phóng thử tên lửa của CHDCND Triều Tiên.

Một vụ phóng thử tên lửa của CHDCND Triều Tiên.

Điều tích cực là các phái viên 3 bên Mỹ - Nhật Bản - Hàn Quốc vẫn khẳng định rằng mọi cánh cửa đối thoại vẫn còn hé mở. Điều tích cực khác, trong một diễn biến tưởng chừng không mấy liên quan, là chuyện Chánh Văn phòng Đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị cho rằng Trung Quốc và Mỹ cần theo đuổi đối thoại thay vì đối đầu, tránh những sai lầm đã mắc phải trong Chiến tranh Lạnh. Với tầm ảnh hưởng của mình, Bắc Kinh hoàn toàn có thể góp phần hữu hiệu nhằm làm giảm căng thẳng, thúc đẩy đối thoại và tìm kiếm các giải pháp hòa bình cho vấn đề Triều Tiên.

Nhưng, xét cho cùng, khi thực tế là cho dù đã tròn 70 năm tiếng súng tạm ngưng trên Bán đảo Triều Tiên bằng một hiệp định đình chiến và cho đến bây giờ vẫn không có một hiệp định hòa bình nào được ký kết, theo kỹ thuật, Nam và Bắc Triều Tiên vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh. Trong bối cảnh những vận động thay đổi trật tự thế giới đơn cực đang dần tạo nên những “chiến tuyến” vô hình mới, mọi nỗ lực xoa dịu căng thẳng cũng đều chỉ là các giải pháp ngắn hạn. Chúng không giải quyết được tận gốc rễ của những tâm trạng phân ly và bầu không khí thù địch, giữa hai miền trên Bán đảo Triều Tiên.

Tổng thống Hàn Quốc dọa hủy thỏa thuận quân sự nếu drone Triều Tiên tiếp tục xâm nhập

Ngày 4/1, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tuyên bố ông có thể đình chỉ thỏa thuận quân sự liên Triều từ năm 2018 nếu Triều Tiên tiếp tục vi phạm không phận, Yonhap dẫn thông...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mây Linh ([Tên nguồn])
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN