Bạn có biết người trong quân K cơ bộ tú lơ khơ là một hoàng đế vĩ đại như thế nào?

Một trong những vị vua nổi bật nhất trong lịch sử châu Âu phải kể đến Charlemagne. Ông không chỉ có công thống nhất Tây-Trung Âu mà còn đặt nền móng hình thành đế chế La Mã Thần thánh sau này.

Charlemagne là vị hoàng đế được lưu danh bằng quân K cơ trong bộ bài tây.

Charlemagne là vị hoàng đế được lưu danh bằng quân K cơ trong bộ bài tây.

Lịch sử các nước châu Âu khởi đầu bởi sự di cư, khi các bộ lạc không ngừng tìm đến nơi ở mới phù hợp hơn. Lịch sử nước Pháp, một trong những cường quốc của châu Âu, cũng bắt đầu như vậy.

Một bộ tộc Germanic là người Frank đã chiếm vùng Gallia, nhưng họ đã bị đồng hóa bởi văn hóa Latin bản địa, và từ đó, sinh ra vương quốc Francia, về sau đọc là France (Pháp). Người Frank chính thức bước vào lịch sử trong các tài liệu cổ của La Mã, khi tồn tại ở vùng đất sát với lãnh thổ La Mã.

Hoàng đế La Mã Maximian đánh bại người Frank, nhưng cho phép bộ tộc này tồn tại độc lập, miễn là đóng góp quân đội cho La Mã. Trải qua thời gian, vương quốc của người Frank càng phát triển, còn đế chế La Mã thì càng ngày càng suy yếu.

Vương quốc Frank bắt đầu trỗi dậy kể từ thời vua Charles Martel, trong trận đánh lịch sử chặn đứng bước tiến của vương quốc Hồi giáo Umayyad trong trận Tours, mở trang sử mới cho toàn châu Âu.

Hoàng đế Charlemagne thống nhất Tây Âu

Những vùng lãnh thổ mà Charlemagne chiếm được.

Những vùng lãnh thổ mà Charlemagne chiếm được.

Giai đoạn vàng của người Frank đến ở thời cháu của Charles Martel, cũng tên Charles mà ngày nay được biết đến với tên gọi Charlemagne. Tài năng của Charlemagne khiến ông được người đời sau ghi nhận bằng quân K cơ trong bộ bài tây.

Thừa kế ngôi vua, Charlemagne đề ra chiến lược thống nhất mọi bộ tộc Germanic thành một vương quốc duy nhất. Charlemagne kéo quân đi chinh phạt bất cứ nơi nao có người bộ tộc Germanic sinh sống ở châu Âu.

Được thừa hưởng một đội quân hùng mạnh và tính kỷ luật rất tốt do cha và ông nội của mình để lại, cộng với tài cầm quân vượt trội, Charlemagne giành được vô số chiến thắng, được coi là thiên tài quân sự thời bấy giờ. Nhiều nhà sử học còn so sánh Charlemagne với Alexander Đại đế.

Charlemagne là một trong những vị vua hiếm hoi tham gia vào hầu như tất cả các trận chiến lớn nhỏ. Mỗi khi xuất trận, ông luôn mang theo mình thanh kiếm huyền thoại Joyeuse.

Cuộc chiến ác liệt nhất của Charlemagne là chiến dịch chinh phạt người Sachsen (liên minh các tộc người Germanic). Cuộc chiến kéo dài 32 năm với 18 trận đánh lớn và vô số các trận đánh nhỏ khác.

Charlemagne trở thành hoàng đế đế chế La Mã Thần thánh.

Charlemagne trở thành hoàng đế đế chế La Mã Thần thánh.

Sau cuộc chinh phạt người Sachsen, với mong muốn Kitô giáo là tôn giáo duy nhất, Charlemagne đưa quân đánh Tây Ban Nha , khi đó thuộc quyền kiểm soát của vương quốc Hồi giáo Umayyad.

Người đặt nền móng cho đế chế La Mã Thần thánh

Năm 795, giáo hội La Mã có vị giáo hoàng mới tên Leo III. Do xuất thân từ giáo sĩ cấp thấp nên Leo III hiểu rằng cần phải có một người đủ sức mạnh khôi phục đế chế La Mã. Giáo hoàng ngấm ngầm chọn Charlemagne vì vị vua Frank khi đó đã thâu tóm toàn bộ Tây Âu.

Năm 800, một cuộc nổi dậy chống lại Giáo hoàng Leo III. Charlemagne đưa quân tới Rome giải cứu Giáo hoàng, đánh bại quân nổi dậy. Giáo hoàng đã trao vương miện cho Charlemagne vào ngày Giáng sinh năm đó, tuyên bố ông là hoàng đế của người La Mã.

Charlemagne được coi là người kế thừa hợp pháp của đế chế Tây La Mã xưa kia, vì ông đã thống nhất Tây Âu thành một vương quốc duy nhất. Đế chế mà Charlemagne xây dựng sau thành  trở thành đế chế La Mã Thần thánh, tồn tại được 1.000 năm, cho đến năm 1806, khi Napoleon xuất hiện.

Đối thủ lớn nhất của đế chế La Mã Thần thánh chính là đế chế Byzantine (Đông La Mã) với thủ đô ở Constantinople (ngày nay là Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ).

Charlemagne được coi là “cha đẻ của châu Âu” vì nếu không có vị vua của người Frank, lịch sử châu Âu đã rất khác. Trong giai đoạn này, văn hóa của người Frank cũng phát triển, hình thành nên tiếng Pháp và sau này là nước Pháp.

Đế chế hùng mạnh bậc nhất từng đánh tan đế chế La Mã và kết cục sau khi ”bắt nạt” Nga

Đế chế Ottoman (Thổ Nhĩ Kỳ) tồn tại được 623 năm, từng đánh bại những đối thủ sừng sỏ như đế chế La Mã, nhưng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN