Bác sĩ Vũ Hán chỉ ra loại bệnh nền có nguy cơ gây tử vong lớn nhất ở người nhiễm Covid-19

Các bệnh nhân bị tăng huyết áp có nguy cơ tử vong cao hơn khi nhiễm Covid-19, một bác sĩ tham gia chống dịch ở Vũ hán từ giữa tháng 1, nói.

Theo Japan Times, mặc dù chưa có bất cứ một nghiên cứu cụ thể nào giải thích, các bác sĩ làm việc ở Vũ Hán nhận thấy người nhiễm Covid-19 có bệnh nền dễ trở nặng hơn người khác.

Trong số 170 bệnh nhân tử vong vào hồi tháng 1 tại Vũ Hán, gần một nửa trong số họ bị cao huyết áp.

"Đây là tỉ lệ rất cao," Du Bin, trưởng khoa chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Đại học Y Bắc Kinh, nói với Bloomberg. Ông là một trong những bác sĩ hàng đầu được cử tới Vũ Hán từ tháng 1 để hỗ trợ chống dịch.

"Từ những gì tôi được các đồng nghiệp chia sẻ và từ dữ liệu mà tôi thu thập, trong số các bệnh nền, huyết áp cao là yếu tố nguy hiểm nhất," bác sĩ Du nói. "Mặc dù chưa có nghiên cứu nào công bố về vấn đề này, chúng tôi tin rằng cao huyết áp có thể được coi là nguyên nhân quan trọng khiến sức khỏe bệnh nhân giảm sút nhanh chóng”.

Tính đến ngày 11.3, hơn 119.000 người trên toàn cầu nhiễm Covid-19 và có 4.295 người tử vong. Hiểu rõ về bệnh và xác định các bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao là điều rất cần thiết đối với các bác sĩ chống dịch.

Y tá Trung Quốc chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại bệnh viện ở Vũ Hán.

Y tá Trung Quốc chăm sóc người nhiễm Covid-19 tại bệnh viện ở Vũ Hán.

Ở Trung Quốc, có 6% người nhiễm rơi vào tình trạng nguy kịch và tình trạng sức khỏe trở nên xấu đi nhanh chóng. "Chúng ta cần lưu tâm đến các bệnh nhân lớn tuổi và những người bị huyết áp cao. Đây là những trường hợp có nguy cơ cao nhất," bác sĩ Du nói.

Bên cạnh đó, bác sĩ Du nói các bác sĩ không nên do dự khi bệnh nhân bắt đầu xuất hiện triệu chứng nặng về đường hô hấp, bởi người bệnh có thể rất nhanh chóng bị suy tạng. Các trường hợp được đặt ống thở từ sớm có khả năng hồi phục cao hơn, dù có khoảng một nửa số người được đặt ống thở tử vong.

Về vấn đề tái nhiễm, bác sĩ Du khẳng định không có chuyện bệnh nhân hồi phục, ra viện chỉ vài ngày mà có thể tái nhiễm. “Trên lý thuyết kháng thể trong máu của họ không thể biến mất nhanh như vậy”, bác sĩ Du nó. Bác sĩ Du cho rằng có sai sót trong kết quả xét nghiệm âm tính để cho bệnh nhân xuất viện.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Nhiều bệnh viện tạm ở Vũ Hán ”giải tán” phản ánh điều gì?

Khoảng 11 trong số 14 bệnh viện tạm ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc - được lập ra để điều trị cho bệnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Japan Times ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN