Ba nguyên nhân khiến đội quân thiện chiến của Thành Cát Tư Hãn không dám tiến đánh Ấn Độ

Trước nỗi kinh hoàng mà quân đội Mông Cổ reo rắc từ khắp châu Á sang tận châu Âu, việc Thành Cát Tư Hãn lui binh trước biên giới Ấn Độ khiến nhiều người cảm thấy kỳ lạ.

Ba nguyên nhân khiến đội quân thiện chiến của Thành Cát Tư Hãn không dám tiến đánh Ấn Độ - 1

Kỵ binh Mông Cổ dưới sự chỉ huy của Thành Cát Tư Hãn là một đế chế reo rắc nỗi kinh hoàng cho các quốc gia châu Á và cả châu Âu. Nhiều quốc gia khi đó đã được Thành Cát Tư Hãn sáp nhập thành một vùng lãnh thổ rộng lớn.

Chinh phạt khắp nơi, thế những vó ngựa của đội quân Mông Cổ lại dừng bước trước biên giới Ấn Độ, điều này khiến không ít người cảm thấy tò mò. Rất nhiều chuyên gia, nhà khoa học đã cố gắng thực hiện nghiên cứu nhằm giải mã sự việc này.

Do một linh vật mơ hồ gọi là Lục Đoan

Trên thực tế, không phải Thành Cát Tư Hãn không muốn đánh chiếm Ấn Độ. Với sức mạnh kinh hoàng và sự thiện chiến sau vô số trận đánh, Thành Cát Tư Hãn hoàn toàn tự tin xâm chiếm bất cứ quốc gia nào, miễn sao thỏa mãn tham vọng chinh phạt của mình.

Trong các vị tướng Mông Cổ, Gia Luật Sở Tài - thường gọi là Gia Luật, là một vị tướng người Hán rất được Thành Cát Tư Hãn tin tưởng.

Theo "Nguyên Sử – Gia Luật Sở Tài", lí do khiến Thành Cát Tư Hãi chùn bước khi định xâm chiếm Ấn Độ lại xuất phát từ một con linh vật với hình tượng mang tính mơ hồ, tên gọi là Lục Đoan.

Cụ thể, khi quân đội Mông Cổ đã đem 2 vạn binh mã tấn công đế quốc Khawarezm – một quốc gia của người Turk thuộc đế chế Ba Tư. Quốc gia này thất bại và những người lãnh đạo chạy sang vùng đất nay là bắc Ấn Độ và Afghanistan. Sau đó quân Mông Cổ tiếp tục truy đuổi và chiếm vùng đất này.

Người lãnh đạo cuối cùng của họ là Jalal ad-Din Mingburnu cố gắng chạy vào sâu trong Ấn Độ. Thành Cát Tư Hãn vừa muốn truy đuổi người này, vừa thuận đà tiến công chinh phục Ấn Độ.

Theo "Nguyên Sử" chép thì Gia Luật khi đến sông Ấn đã thấy hình bóng của quái vật "Lục Đoan". Khi chuẩn bị tấn công, ông nghe rõ tiếng phát ra từ phía Lục Đoan với ngắn gọn bốn chữ "Nhữ Chúa Thảo Hoàn" (ý khuyên tuân theo mệnh trời thì hãy sớm rút lui). Ông chỉ huy quân Mông Cổ tạm thời dừng tiến đánh vào đất Ấn Độ. Thành Cát Tư Hãn sau đó đã họp bàn với các tướng sĩ và cuối cùng quyết định lui binh.

Lý do này hoàn toàn kém thuyết phục dựa trên cơ sở khoa học, nhưng theo giả thiết từ các nhà sử học thì đây có thể là do Gia Luật cố ý phóng đại để ngăn cản Thành Cát Tư Hãn bởi Gia Luật cảm thấy Ấn Độ là nơi đi dễ khó về.

Khí hậu và địa hình

Khí hậu và địa hình

Quân Mông Cổ chủ yếu quen sinh sống trên thảo nguyên phía Bắc, lối sống đặc trừng là dùng sữa ngựa, thịt cừu, thịt thú rừng làm thức ăn. Chính lối sống du mục này giúp họ có thể thích ứng nhanh với bất cứ mảnh đất nào mà họ đặt chân đến, chỉ cần nơi đó có đồng cỏ để chăn thả gia súc. Điều này giúp quân Mông Cổ không phải lo lắng về việc lương thực khi viễn chinh.

Tuy nhiên, quân Mông Cổ có hai nhược điểm lớn. Thứ nhất, chỉ quen cưỡi ngựa, đi săn suốt ngày trên lưng ngựa nên nếu gặp phải địa hình toàn sông hồ ao ngòi thì họ không thể tận dụng được sức mạnh.

Thứ hai là điểm yếu mà quân Mông Cổ không thể khắc phục được là thiên nhiên. Cuộc sống của dân Mông Cổ chủ yếu là trên cao nguyên và vùng Siberia khô lạnh nên họ rất sợ những nơi có khí hậu ẩm ướt và nóng bức, đặc biệt quân Mông Cổ không thể chịu được khí hậu nhiệt đới. Điều này đã từng được bộc lộ rõ trong chiến diện chinh phục Nam Á và Đông Nam Á. Ba lần xâm lược Đại Việt thất bại là một ví dụ điển hình cho những nhược điểm của quân Mông Cổ.

Khi đuổi đến biên giới Ấn Độ, nhận thấy khí hậu nơi đây nóng bức, thêm địa hình nhiều sông ngòi nên Thành Cát Tư Hãn phải kéo quân trở về vì không thể chịu nổi môi trường địa lý và khí hậu nơi đây.

Ấn Độ sở hữu Voi chiến

Ấn Độ sở hữu Voi chiến

Trong văn hóa, tôn giáo họ, voi rất được coi trọng, Ấn Độ giáo tôn thờ một vị thần với hình tượng mình người, đầu voi là thần Ganesha biểu trưng cho tài trí, hạnh phúc và thành công. Các đội tượng binh được tuyển chọn từ những con voi rừng hung dữ lại được người Ấn thuần phục.

Theo ghi chép trong lịch sử của Ấn Độ, quân đội của Ấn Độ thời đó gồm bốn loại: đứng đầu là Tượng binh (voi chiến), tiếp đến là Mã binh (ngựa chiến) chiến quân binh, cuối cùng là bộ binh. Có thể nói Ấn Độ đã biết đưa vào sức mạnh của đội voi chiến để giành chiến thắng.

Kỵ binh và bộ binh của Thành Cát Tư Hãn chắc chắn sẽ gặp rất nhiều bất lợi trước những đối thủ to lớn nên rút lui bảo toàn lực lượng là quyết sách hợp lý nhất.

Ba nguyên nhân khiến đội quân thiện chiến của Thành Cát Tư Hãn không dám tiến đánh Ấn Độ - 4Ba nguyên nhân khiến đội quân thiện chiến của Thành Cát Tư Hãn không dám tiến đánh Ấn Độ - 4Ba nguyên nhân khiến đội quân thiện chiến của Thành Cát Tư Hãn không dám tiến đánh Ấn Độ - 4

Người Nga từng thất bại cay đắng trước đạo quân Thành Cát Tư Hãn thế nào

Đế chế Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn từng khiến cả thế giới kinh sợ, và vùng đất lạnh giá của người Nga...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoa Vũ (T/h) ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN