Ba lý do khiến chiến lược của Mỹ đối với Triều Tiên sụp đổ

Chiến lược gây áp lực tối đa lên chính quyền Triều Tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump bằng việc áp đặt các lệnh cấm vận hà khắc và phô diễn sức mạnh quân sự đã không thể làm chậm quá trình phát triển chương trình hạt nhân-tên lửa của Triều Tiên.

Ba lý do khiến chiến lược của Mỹ đối với Triều Tiên sụp đổ - 1

Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un

Theo nhận định của tờ National Interest (NI), nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do tính phi thực tế của các mục tiêu do Mỹ đặt ra trong chiến lược kiềm chế Triều Tiên.

Kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền tháng 1/2017, Bình Nhưỡng đã thử thành công 2 loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và cả bom nhiệt hạch. Theo chuyên gia phân tích Eric Gomes, điều này cho thấy chiến lược của ông chủ Nhà Trắng với Triều Tiên sẽ sụp đổ.

Điểm hạn chế then chốt trong chiến lược hiện nay của Mỹ là việc các mục tiêu được đưa ra không gắn liền với thực tế. Washington đòi hỏi phải giải giáp hạt nhân hoàn toàn và có kiểm tra trên bán đảo Triều Tiên nhưng lại không muốn hợp tác với Bình Nhưỡng.

Chính quyền Mỹ muốn lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hiểu rằng việc không từ bỏ các tham vọng hạt nhân sẽ phải gánh chịu các tổn thất lớn. Tuy nhiên, đối với giới lãnh đạo Triều Tiên, vũ khí hạt nhân là công cụ để tồn tại nên Bình Nhưỡng sẵn sàng chịu các tổn thất bất kỳ để sở hữu được vũ khí hạt nhân. Ngoài việc đe dọa chiến tranh, chính quyền Mỹ không có bất cứ công cụ nào để thực sự gây áp lực lên Triều Tiên.

Cụ thể, các lệnh cấm vận mới do chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra chống Triều Tiên có thể sẽ làm chậm quá trình phát triển các loại vũ khí mới hoặc chậm quá trình sản xuất các hệ thống vũ khí hiện nay của Triều Tiên.

Tuy nhiên, nó không thể giải quyết được nhiệm vụ giải giáp hạt nhân trên bán đảo này. Việc gia tăng áp lực sẽ chỉ càng làm giới lãnh đạo Triều Tiên quyết tâm hơn trong sở hữu vũ khí hạt nhân. Hơn nữa, nếu như tính đến tiềm lực hạt nhân còn hạn chế của Triều Tiên và thực trạng không tốt của các hệ thống cảnh báo sớm về đòn tấn công hạt nhân và kiểm soát, khả năng lớn là chính quyền Kim Jong-un sẽ áp dụng học thuyết tấn công hạt nhân mà theo đó, vũ khí hạt nhân sẽ được sử dụng ngay trong giai đoạn đầu xảy ra xung đột quân sự.

Ba lý do khiến chiến lược của Mỹ đối với Triều Tiên sụp đổ - 2

Tình hình trên Bán đảo Triều Tiên ngày càng căng thẳng

Đối với Triều Tiên, phương án tốt nhất đề kiềm chế khả năng tấn công của Mỹ là đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân trước khi Mỹ kịp tiêu diệt nước này. Do đó, theo NI, Washington cần phải từ bỏ mục tiêu lý tưởng của mình là giải giáp hạt nhân hoàn toàn và tập trung vào nhiệm vụ kiềm chế khả năng tấn công ban đầu của Triều Tiên. Việc giải quyết nhiệm vụ này sẽ đơn giản hơn vì nó sẽ thực tế hơn do các nguyên nhân sau:

Thứ nhất: Khác với giải giáp hạt nhân, việc duy trì nguyên hiện trạng như hiện nay sẽ có vai trò quan trọng trong kiềm chế Triều Tiên và điều này sẽ không khó để thực hiện.

Thứ hai: Nếu như nhiệm vụ hàng đầu của Mỹ là ngăn không cho Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân thì khi đó, Washington cần phải từ bỏ các hành động quân sự phủ đầu chống các lực lượng hạt nhân. Vấn đề là ở chỗ, việc đe dọa thực hiện các đòn tấn công hủy diệt Triều Tiên sẽ phản tác dụng vì khi đó, nó sẽ chỉ làm tình hình thêm căng thẳng, còn lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ rơi vào tình thế hoặc sẽ phải sử dụng vũ khí hạt nhân, hoặc phải nhận thất bại và diệt vong.

Thứ ba: Việc từ bỏ mục tiêu giải giáp hạt nhân hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên sẽ tạo ra nhiều sự linh hoạt hơn trong quan điểm của Mỹ với Triều Tiên, nhất là trong lĩnh vực ngoại giao. Hiện Bình Nhưỡng có quá ít lý do để tiến hành các cuộc đàm phán với Washington, đối tác luôn đòi hỏi giải giáp hạt nhân hoàn toàn và coi đây là phương án duy nhất có thể chấp nhận.

Từ các phân tích này, tác giả bài viết trên NI kết luận rằng việc gây áp lực tối đa lên Triều Tiên để đạt được mục đích giải giáp hạt nhân bán đảo Triều Tiên của Mỹ sẽ thất bại. Thay vì quyết tâm theo đuổi mục tiêu này, Mỹ cần phải tập trung kiềm chế, không để Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân.

Các lệnh cấm vận và sức mạnh quân sự sẽ vẫn đóng vai trò nhất định trong chiến lược kiềm chế Triều Tiên nhưng sẽ là thông minh và hợp lý hơn nếu như Mỹ ngừng yêu cầu Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Đằng sau việc Mỹ cố tình khiêu khích Triều Tiên

Đại sứ Oleg Burmistrov cho rằng, khác với phía Nga, Trung Quốc có thiện ý thực sự trong việc giải quyết vấn đề Triều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Dũng - Lược dịch (Infonet)
Tin tức Triều Tiên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN