Sau phát ngôn muốn Mỹ đặt vũ khí hạt nhân, Ba Lan mở rộng căn cứ quân sự Mỹ trên lãnh thổ

Việc mở rộng căn cứ quân sự được thực hiện theo sự đồng thuận giữa Ba Lan và Mỹ, trong đó quân đội Mỹ cam kết duy trì sự hiện diện thường trực ở Ba Lan, Bộ Quốc phòng nước này cho biết.

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak.

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak.

Ba Lan sẽ mở rộng căn cứ quân sự có sự hiện diện thường trực của lữ đoàn tác chiến đường không Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak thông báo ngày 7/11, trong chuyến thăm căn cứ quân sự. 

Theo ông Blaszczak, việc mở rộng căn cứ sẽ được hoàn thành trong vài năm tới. Nằm ở thành phố Powidz, miền trung Ba Lan, căn cứ được mở rộng sẽ giúp không quân Mỹ tăng cường năng lực hoạt động, hỗ trợ các nhiệm vụ của Ba Lan và NATO trong khu vực

Căn cứ sẽ được bổ sung thêm nhà chứa máy bay, nhà kho, kho dự trữ dầu và nhiều công trình khác, ông Blaszczak nói trong chuyến thăm có sự tháp tùng của đại sứ Mỹ tại Ba Lan, Mark Brzezinski.

Căn cứ Powidz hiện là nơi Mỹ đặt các phi đội trực thăng tấn công Apache."Căn cứ Powidz đang trở thành một cơ sở quân sự phức hợp, sẵn sàng hỗ trợ các nhiệm vụ quân sự của Ba Lan cũng như NATO ở sườn đông của liên minh", ông Blaszczak nói, nhấn mạnh căng thẳng chưa từng có giữa NATO và Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Việc mở rộng căn cứ quân sự là tiền đề để lực lượng Mỹ duy trì sự hiện diện quân sự thường trực ở Ba Lan. Đối với Ba Lan, điều này giúp củng cố an ninh quốc gia.

Theo ông Blaszczak, Ba Lan cũng tăng cường sức mạnh quân sự bằng cách mua thêm trực thăng và xe tăng của Mỹ. Ba Lan dự kiến sẽ nhận các xe tăng Abrams từ Mỹ vào năm sau. Nước này cũng đặt mua 96 trực thăng tấn công của Mỹ.

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden nói các lực lượng Mỹ sẽ "hiện diện thường trực" ở Ba Lan và sẽ ở lại đó "trong thời gian dài".

Hiện không rõ có bao nhiêu binh sĩ Mỹ đồn trú ở Ba Lan. Kể từ cuộc xung đột ở Ukraine, quốc gia láng giềng này đang trở thành trung tâm hậu cần của Mỹ và NATO trong nhiệm vụ hỗ trợ Kiev.

Hồi tháng 5, đại sứ Mỹ tại Ba Lan tiết lộ rằng có hơn 12.600 binh sĩ Mỹ đóng quân ở quốc gia, lớn nhất từ trước đến nay.

Ba Lan là quốc gia có vị thế chiến lược ở châu Âu, giáp biên giới Ukraine, Belarus, vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga và có một mặt giáp biển Baltic.

Quốc gia này cũng đóng vai trò cầu nối quan trọng giúp NATO hỗ trợ hậu cần cho các nước thành viên vùng Baltic, gồm Lithuania, Latvia và Estonia.

Tháng trước, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nói đang đàm phán với Mỹ về việc tham gia chương trình chia sẻ vũ khí hạt nhân NATO. Mỹ đặt vũ khí hạt nhân tại một số quốc gia thành viên NATO như Bỉ, Đức, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia và Ba Lan cũng muốn nằm trong số này.

Hồi tháng 5, Ba Lan tuyên bố Ba Lan tuyên bố sẵn sàng xây dựng căn cứ quân sự thường trực để binh sĩ NATO duy trì sự hiện diện ở nước này.

Nguồn: [Link nguồn]

Ba Lan bắt đầu dựng hàng rào dọc biên giới với vùng lãnh thổ Kaliningrad thuộc Nga

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan nói việc xây dựng hàng rào tại biên giới với vùng lãnh thổ Kaliningrad thuộc Nga là một trong những biện pháp “tăng cường an ninh biên giới”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN