Ba Lan muốn đưa Patriot ra ngoài lãnh thổ NATO để giúp Ukraine: Đức trả lời

Đề nghị chuyển thẳng hệ thống phòng không Patriot của Đức sang Ukraine được cho là nước đi “khôn khéo” của Ba Lan, nhưng Berlin không hài lòng.

Hệ thống Patriot của Đức (ảnh: CNN)

Hệ thống Patriot của Đức (ảnh: CNN)

Phát biểu hôm 24/11, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht nhấn mạnh, nước này không thể chuyển hệ thống Patriot sang Ukraine như đề nghị của Ba Lan. Đức cho rằng, việc đưa Patriot ra khỏi lãnh thổ NATO cần sự đồng ý của tất cả 30 nước thành viên.

“Thông điệp quan trọng chúng tôi muốn gửi đi là Ba Lan có thể dựa vào các đồng minh trong thời điểm khó khăn. Đặc biệt là Ba Lan ở vị trí dễ bị tổn thương”, bà Lambrecht nói trong cuộc họp báo.

“Patriot là một phần trong hệ thống phòng không tích hợp của NATO. Đó là lý do vì sao chúng tôi có thể chuyển chúng tới Ba Lan. Việc sử dụng Patriot ở ngoài lãnh thổ NATO cần phải được thảo luận với các nước đồng minh”, bà Lambrecht cho biết.

Phát biểu của bà Lambrecht được đưa ra sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan – ông Mariusz Blaszczak – cho biết, ông đã đề nghị Đức chuyển thẳng Patriot đến Ukraine, thay vì lắp đặt hệ thống này ở miền đông Ba Lan.

“Tôi đã đề nghị Đức chuyển các tổ hợp Patriot đến biên giới miền Tây Ukraine”, ông Blaszczak viết trên Twitter.

Patriot là một trong những “trụ cột phòng không” của Mỹ và NATO. Hệ thống này sử dụng tên lửa có tầm xa hơn 100km để đánh chặn các mục tiêu như tên lửa đạn đạo, máy bay và vũ khí tàng hình. 

Hôm 21/11, Đức đã đề nghị chuyển cho Ba Lan một số hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot sau vụ tên lửa rơi xuống một ngôi làng gần biên giới Ukraine – Ba Lan (15/11).

Nếu Patriot được chuyển tới miền đông Ba Lan (giáp Ukraine), việc hệ thống này có thể bắn từ lãnh thổ Ba Lan sang Ukraine để đánh chặn tên lửa Nga hay không vẫn còn là dấu hỏi.

Ukraine đang phải hứng chịu những đòn không kích nặng nề từ quân đội Nga (ảnh: CNN)

Ukraine đang phải hứng chịu những đòn không kích nặng nề từ quân đội Nga (ảnh: CNN)

Theo một số chuyên gia, việc triển khai Patriot gần biên giới Ba Lan – Ukraine có thể khiến NATO bị kéo vào cuộc chiến với Nga hoặc đẩy khối này vào “vùng xám rủi ro”.

“Điều gì sẽ xảy ra nếu radar Ba Lan cho thấy một quả tên lửa đang bay đến và cần bắn chặn nó trong lãnh thổ Ukraine?”, Jacek Bartosiak, chuyên gia thuộc Trung tâm nghiên cứu an ninh Chiến lược và Tương lai (Warsaw), đặt vấn đề.

Theo New York Times, đề nghị Đức gửi Patriot tới Ukraine là nước đi “khôn ngoan” của Ba Lan. Nước này vừa có thể giúp Ukraine ngăn chặn các đòn tập kích tên lửa của quân đội Nga, vừa có thể bảo vệ khu vực biên giới.

Đại sứ Ukraine tại Warsaw, Vasyl Zvarych, đã gửi lời cảm ơn khi Ba Lan đề nghị Đức gửi Patriot tới Ukraine.

“Chúng tôi cần càng nhiều hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại càng tốt để bảo vệ vùng trời Ukraine. Bảo vệ Ukraine là đóng góp vào an ninh cho Ba Lan và châu Âu”, ông Vasyl Zvarych viết trên Twitter.

Cựu Thủ tướng Anh tiết lộ về thái độ của Đức trước xung đột Ukraine

Trước khi xung đột thực sự nổ ra, Đức có quan điểm mềm mỏng với Nga vì một số lý do, cựu Thủ tướng Boris Johnson tiết lộ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – CNN ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN