B-52 vần vũ xung quanh Trung Quốc, Bắc Kinh "lạnh sống lưng"
Trong tuyên bố mới nhất của Bộ Chỉ huy Quân sự Mỹ khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương (INDOPACOM), máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bay trên biển Hoa Đông vào đầu tháng 8 này trong khuôn khổ một hoạt động diễn tập quân sự.
Theo hãng tin Sputnik, tuyên bố của bộ chỉ huy quân sự nói rằng hai oanh tạc cơ B-52 của Không quân và hai máy bay do thám P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ đã bay trên vùng biển này để nâng cao “khả năng phối hợp giữa các lực lượng”.
Máy bay ném bom B-52 của Mỹ.
Tuyên bố này cũng cho biết kể từ năm 2004 tới nay, INDOPACOM đã điều động máy bay ném bom đến khu vực này để đảm bảo sự hiện diện trong khu vực. Cũng theo bộ chỉ huy quân sự Mỹ, các cuộc tập trận đều được tổ chức hợp pháp tại các vùng hải phận quốc tế.
Hoạt động tập trận này có thể đã kéo dài hơn một ngày, khi một số ảnh chụp cho thấy một phi cơ B-52 được tiếp nhiên liệu trên không.
Một số nguồn tin cho biết, máy bay B-52 đã bay trên biển Hoa Đông sau khi cất cánh từ Căn cứ Không quân Barksdale, bang Louisiana (Mỹ). Sau khi hoàn thành hoạt động diễn tập, các máy bay ném bom đã hạ cánh xuống Căn cứ Không quân Andersen tại đảo Guam, một vùng lãnh thổ của Mỹ trên Thái Bình Dương.
Trước đó vào tháng 6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã tỏ ra bức xúc trước sự hiện diện của máy bay ném bom Mỹ tại Biển Đông gần đó.
Mỹ đã nhiều lần chỉ trích Trung Quốc đang quân sự hóa các đảo tranh chấp trên Biển Đông bằng cách xây dựng bất hợp pháp các cơ sở hạ tầng được cho là phục vụ mục đích quân sự trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Sau khi B-52 xuất hiện trên Biển Đông, Người phát ngôn Hoa Xuân Oánh nói với báo giới rằng: “Tôi hi vọng Mỹ có thể làm rõ nguyên nhân vì sao họ triển khai một loại khí tài quân sự chiến lược như B-52 đến Biển Đông. Nếu anh thường xuyên nhận thấy có quốc gia nào đó đang đưa tàu chiến và máy bay đến vùng lãnh thổ của mình, anh phải nâng cao khả năng quốc phòng của mình chứ?”.
Philippines bày tỏ quan ngại khi máy bay của không quân nước này bị Trung Quốc xua đuổi bằng sóng radio trên Biển Đông.