Armenia dọa khai hỏa tên lửa đạn đạo mạnh nhất nếu Thổ Nhĩ Kỳ đưa F-16 tham chiến

 Armenia sẵn sàng sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander uy lực do Nga sản xuất nếu Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp can thiệp vào cuộc xung đột ở vùng Nagorno-Karabakh bằng các chiến đấu cơ F-16.

Chiến đấu cơ F-16 (trái) và tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander.

Chiến đấu cơ F-16 (trái) và tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander.

Mô tả các chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ là “thanh kiếm Damocles” (mối đe dọa nguy hiểm cận kề), Armenia vẫn hi vọng xung đột quân sự sẽ không leo thang đến mức đó, theo RT.

Đại sứ Armenia tại Nga Vardan Toganyan khẳng định nước này “sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết, bao gồm cả tên lửa đạn đạo Iskander”, nếu Thổ Nhĩ Kỳ đưa chiến đấu cơ F-16 tham chiến

Ông Tonganyan nói tình hình hiện tại chưa nghiêm trọng đến mức này và các hệ thống phòng không hiện tại của Armenia đủ sức đương đầu với các máy bay không người lái của Azerbaijan.

9K720 Iskander (NATO gọi là SS-26 Stone) là tên lửa đạn đạo tầm ngắn, khai hỏa từ xe phóng di động do Nga sản xuất. Tên lửa Iskander có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân, chuyên được sử dụng để tấn công các mục tiêu chiến lược của đối phương.

Phương Tây đặc biệt lo ngại tên lửa Iskander vì nếu bị tấn công bất ngờ, các hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ không có thời gian để kịp đánh chặn.

Armenia cũng để ngỏ khả năng đưa cường kích Su-25 tham chiến, tấn công lực lượng dưới mặt đất của Azerbaijan một cách hiệu quả hơn.

Trả lời trong cuộc họp báo ngày 28.9, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Armenia, Artsrun Hovhannisyan nói quân đội nước này sẵn sàng sử dụng vũ khí hạng nặng nếu “tình hình chiến sự cần đến các loại vũ khí như vậy”.

Đáp trả tuyên bố trên, Ngoại trưởng Azerbaijan Jeyhun Bayramov nói quốc gia này sẵn sàng “đáp trả tương xứng” nếu Armenia leo thang căng thẳng.

Thổ Nhĩ Kỳ hiện chi viện cho Azerbaijan trong cuộc chiến với Armenia. Các máy bay không người lái Azerbaijan dùng để tấn công mục tiêu Armenia đều do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.

Ankara cũng bị tố đưa lính đánh thuê đến hỗ trợ Azerbaijan dưới mặt đất. Chiến sự bùng nổ ở vùng tranh chấp Nagorno-Karabakh kể từ sáng ngày 27.9. Hai bên đều cáo buộc bên kia nổ súng trước và đều tuyên bố đã gây thiệt hại nặng cho đối phương trong ngày giao tranh đầu tiên.

Toàn cảnh đụng độ Armenia - Azerbaijan và hậu quả nếu xung đột tiếp diễn

Một đợt bùng phát mới và nguy hiểm của cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ đã nổ ra giữa Azerbaijan và Armenia liên quan...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - RT ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN