Áp lực của châu Âu trước khả năng Mỹ giảm viện trợ Ukraine

Trước bầu cử giữa kỳ Mỹ 2022, châu Âu đứng trước nhiều áp lực về quốc phòng và kinh tế trong nỗ lực viện trợ cho Ukraine.

Kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine từ hồi tháng 2, Mỹ và nước thuộc khối Liên minh châu Âu (EU) đã liên tục gửi nhiều gói viện trợ quân sự với trị giá lên đến hàng chục tỉ USD cho Ukraine, theo tờ The Washington Post.

Tuy nhiên, trước tình hình cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ 2022 sắp diễn ra, khối EU có thể sẽ chịu áp lực từ việc phải tăng viện trợ cho Ukraine do chính quyền Washington có thể phải cắt giảm một phần viện trợ nếu đảng Cộng hòa giành chiến thắng.

Vì sao châu Âu “thấp thỏm” trước khả năng Mỹ giảm viện trợ cho Ukraine?

Theo The Washington Post, việc đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Hạ viện hoặc Thượng viện sau cuộc bầu cử giữa kỳ 2022 có thể khiến sự hỗ trợ của Washington cho Kiev giảm đi nhiều trong thời gian tới.

Năm2014, NATO và các nước đồng minh từng cam kết sẽ chi 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng. Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden lại muốn tiến xa hơn, tức là muốn chi nhiều hơn, theo The Washington Post.

Binh sĩ Ukraine di chuyển các thùng vũ khí do Mỹ viện trợ ở sân bay Boryspil tại thủ đô Kiev hồi tháng 4. ẢNH: AP

Binh sĩ Ukraine di chuyển các thùng vũ khí do Mỹ viện trợ ở sân bay Boryspil tại thủ đô Kiev hồi tháng 4. ẢNH: AP

Điều này khiến châu Âu chịu áp lực ngày càng lớn, do mức ngân sách quốc phòng này là mục tiêu mà nhiều nước châu Âu hiện chưa thể đáp ứng. Trong khi đó, các nước này lại đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn viện trợ quân sự cho Ukraine và an ninh trong nước.

Trang Politico dẫn lời ông Kevin McCarthy - lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Mỹ rằng mặc dù các nước châu Âu đã hỗ trợ cho Ukraine rất nhiều từ khi xung đột bắt đầu, song các khoản hỗ trợ cho Kiev từ Mỹ và châu Âu có sự chênh lệch lớn, trong khi chiến sự của Moscow ở Kiev đe dọa tới châu Âu nhiều hơn so với Washington.

Ông còn nói rằng nếu đảng Cộng hòa thắng bầu cử giữa kỳ 2022, thì nguy cơ Washington cắt giảm một số khoản viện trợ cho Ukraine có thể xảy ra.

Điều này làm tăng áp lực lên châu Âu trong việc phải tăng viện trợ cho Ukraine. Trong khi nhiều nước tại EU đang đứng trước tình trạng cạn dần kho dự trữ vũ khí.

Cụ thể, ông Max Bergmann - giám đốc về các Chương trình châu Âu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết trong vấn đề viện trợ cho Ukraine, NATO đã cắt đi phần “mỡ và thịt” của mình, hiện họ đang cắt tới cả “phần xương” để hỗ trợ Kiev, theo Politico.

Thế khó của châu Âu trong viện trợ cho Ukraine

Xung đột Nga–Ukraine kéo dài sẽ đẩy nhiều nước châu Âu đứng trước tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, khi vừa phải tìm cách giữ cân bằng nguồn lực quốc phòng trong nước và vừa phải hỗ trợ cho chính quyền Kiev, theo Politico.

Cụ thể, một số nước châu Âu có xu hướng cạn dần kho vũ khí khi họ đã liên tục viện trợ cho Ukraine từ hồi tháng 2. Trong khi đó, một số nước EU lại đang gặp khó khăn trong việc bổ sung kho vũ khí bởi ngành công nghiệp quốc phòng của họ không đủ mạnh để sản xuất những vũ khí thay thế nguồn dự trữ đã viện trợ cho Kiev.

Vậy nên hiện tại nhiều nước châu Âu đang đứng trước tình trạng khó xử, đó là tiếp tục viện trợ khí tài quân sự cho Ukraine hay giữ lại các vũ khí này để đảm bảo an ninh quốc gia.

Trong khi đó, việc tỉ lệ lạm phát tại nhiều nước châu Âu ở mức cao đã khiến tốc độ viện trợ kinh tế của EU cho Ukraine có xu hướng chậm trễ, theo Politico.

Phát biểu với Politico hồi đầu tháng 10, ông Oleg Ustenko - cố vấn Kinh tế hàng đầu của Tổng thống Ukraine nói rằng EU đã chậm trễ trong việc viện trợ cho Kiev. Cụ thể, ông nói Ukraine cần được hỗ trợ sớm về kinh tế để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt ngân sách vào cuối năm nay.

Mặc dù hồi cuối tháng 5, EU từng thông qua khoản viện trợ 8,8 tỉ USD cho Ukraine, song đến nay chỉ có 1 phần nhỏ được gửi đến Kiev. Theo đó, châu Âu dự định sẽ gửi trước 4,9 tỉ USD cho Ukraine trước cuối năm nay, đồng thời số còn lại sẽ được gửi vào đầu năm sau, theo Politico.

Phương Tây đã viện trợ bao nhiêu và những gì cho Kiev kể từ đầu chiến sự?

Theo Reuters, kể từ khi xung đột với Nga nổ ra từ hồi tháng 2, Ukraine đã phụ thuộc rất nhiều từ các khoản viện trợ từ nước ngoài.

Trang statista.com dẫn thống kê của Viện Kiel về kinh tế thế giới (có trụ sở tại Đức) rằng tính từ hồi tháng 2 đến đầu tháng 10 năm nay, Mỹ là nước đứng đầu về viện trợ cho Ukraine với hơn 52 tỉ USD. Theo sau đó là EU với khoản viện trợ hơn 16 tỉ USD, Anh hơn 6 tỉ USD và Canada với hơn 3 tỉ USD.

Theo đó, các khoản viện trợ này tập trung vào quân sự, quốc phòng, kinh tế và nhân đạo.

Báo Đức: 2 ”ông lớn” không đồng chí hướng khiến EU suy yếu

Theo truyền thông Đức, mối quan hệ Pháp - Đức lại rơi vào khủng hoảng và lần này nghiêm trọng hơn bình thường.  

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chí Thanh ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN