Anh muốn gửi tàu chiến cho Ukraine, nước thành viên NATO "dội gáo nước lạnh"

Viện dẫn các quy định của luật pháp quốc tế, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ chặn các tàu chiến Anh cung cấp cho Ukraine tiến vào Biển Đen.

Anh đã thông báo hỗ trợ hải quân Ukraine hai tàu quét mìn lớp Sandown.

Anh đã thông báo hỗ trợ hải quân Ukraine hai tàu quét mìn lớp Sandown.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ngày 2/1 thông báo sẽ không cho phép các tàu quét mìn của Anh đi qua Biển Đen để tới Ukraine. Trước đó, Anh đã thông báo hỗ trợ Ukraine hai tàu quét mìn. Động thái nhằm cải thiện năng lực phòng thủ của hải quân Ukraine.

Thổ Nhĩ Kỳ đã ngăn không cho các tàu chiến nước ngoài đi vào Biển Đen kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào năm 2022.

"Tàu quét mìn mà đồng minh NATO cung cấp cho Ukraine sẽ không được đi qua eo biển do chúng tôi quản lý để vào Biển Đen chừng nào xung đột còn tiếp diễn", văn phòng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thông báo.

Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát eo biển Bosphorus và Dardanelles. Đây là hai tuyến đường duy nhất kết nối Biển Đen với thế giới bên ngoài.

Theo Công ước Montreux năm 1936, Thổ Nhĩ Kỳ có nghĩa vụ cấp quyền cho các tàu dân sự và tàu quân sự đi lại trên các tuyến đường thủy này trong thời bình. Nhưng trong thời chiến, Ankara có quyền từ chối tàu quân sự nước ngoài đi qua eo biển.

Thổ Nhĩ Kỳ đã thực thi Công ước Montreux kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào năm 2022. Nga cũng không được phép tăng cường lực lượng từ các hạm đội khác cho Hạm đội Biển Đen.

Tháng 12/2023, Tư lệnh Hải quân Ukraine, Phó Đô đốc Oleksiy Neizhpapa thừa nhận khó khăn để các tàu chiến do Anh cung cấp tới được cảng ở Ukraine. Ông Neizhpapa nói trong tình huống xấu nhất, các tàu này sẽ phải ở lại nước ngoài cho đến khi xung đột chấm dứt. "Các tàu chiến được đồng minh cung cấp vẫn sẽ mang lại lợi ích sau khi xung đột kết thúc", ông Neizhpapa nói.

Thổ Nhĩ Kỳ mặc dù là nước thành viên NATO, nhưng duy trì cách tiếp cận cân bằng trong cuộc xung đột. Thổ Nhĩ Kỳ từ chối áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga của phương Tây. Thay vào đó, nước này xúc tiến các nỗ lực trung gian nhằm thúc đẩy hòa bình.

Vì sao Ukraine e ngại tên lửa Kh-32 hơn tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga?

Tên lửa Kh-32 được đánh giá hoàn toàn bất khả xâm phạm trước hệ thống phòng không đối phương vì có thể chịu đựng được đòn tấn công từ pháo quay cỡ nòng 20 mm hoặc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Minh - RT ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN