Ảnh vệ tinh tiết lộ số lượng lớn bệ phóng tên lửa đạn đạo DF-26 của Trung Quốc
Các hình ảnh vệ tinh được công bố gần đây cho thấy, 59 bệ phóng tên lửa đạn đạo DF-26 của Trung Quốc xuất hiện gần một nhà máy ở Bắc Kinh.
Hình ảnh radar khẩu độ tổng hợp (SAR) do Umbra chụp ngày 9/9/2024 cho thấy 59 bệ phóng (TEL) DF-26 được bố trí tại khu vực tập kết mới tại Nhà máy thiết bị điện tử Xinghang, Bắc Kinh.
Theo thông tin từ Army Reconition, trong giai đoạn 2023-2024, nhà máy đã lắp ráp ít nhất 72 bệ phóng tên lửa. Các bệ phóng này sẽ được biên chế vào các lữ đoàn tên lửa của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, nâng tổng số bệ phóng DF-26 mà Trung Quốc sở hữu lên 250 bệ phóng.
Các chuyên gia quân sự châu Á nhận định, đây có thể là phản ứng mạnh mẽ của Trung Quốc đối với sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
DF-26 là tên lửa đạn đạo tầm trung, do Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) phát triển. Tên lửa nhiên liệu rắn, hai tầng này có chiều dài 14 mét và nặng 20 tấn, có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân từ 1.200 đến 1.800 kg hoặc các đầu đạn thông thường.
DF-26 cung cấp khả năng chiến lược nâng cao so với các phiên bản trước đó là DF-21. Tầm bắn mở rộng, kết hợp với độ chính xác được cải thiện thông qua dẫn đường quán tính hỗ trợ vệ tinh, khiến DF-26 trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với các mục tiêu có giá trị cao như căn cứ quân sự, sân bay và cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, khả năng tích hợp dẫn đường đầu cuối cũng có thể cho phép DF-26 thực hiện các vai trò chống hạm.
Theo Army Recongnition, Trung Quốc đang tăng cường lực lượng chiến lược, tiếp tục mở rộng năng lực hạt nhân. Các báo cáo cho biết, đến năm 2030, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể vượt quá 1.000 đầu đạn. Cùng với đó, Bắc Kinh cũng đang nỗ lực tăng cường sản xuất bệ phóng tên lửa tầm xa, bao gồm DF-31 và DF-41.
Nguồn: [Link nguồn]
Ấn Độ và Trung Quốc đã bắt đầu rút quân khỏi điểm đối mặt ở vùng biên giới trên dãy Himalaya, báo hiệu chấm dứt cuộc đối đầu quân sự kéo dài suốt 4...