Ảnh vệ tinh hé lộ hầm phóng tên lửa ngầm dưới lòng đất của TQ, tầm bắn đến Mỹ

Trung Quốc được cho là đang xây dựng thêm một loạt các bệ phóng tên lửa đạn đạo ngầm dưới lòng đất, được thiết kế để phóng các tên lửa uy lực nhất như DF-41 và DF-31AG, tầm bắn vươn đến Mỹ.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 của Trung Quốc.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 của Trung Quốc.

Quân đội Trung Quốc đã bắt đầu xây thêm ít nhất 16 hầm phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa tại một cơ sở ở Ô Hải, thuộc khu tự trị Nội Mông, theo SCMP.

Tổ chức tư vấn của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS) có trụ sở tại Washington công bố thông tin dựa trên các bức ảnh chụp vệ tinh. Theo FAS, trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Mỹ, Trung Quốc mở rộng chiến lược răn đe hạt nhân và các bệ phóng tên lửa ngầm dưới lòng đất mới nằm trong chiến lược trên.

Các bệ phóng tên lửa ngầm dưới lòng đất được đặt tại trung tâm huấn luyện Jilantai, trong khu vực rộng khoảng 200 km2, mỗi bệ phóng cách nhau 2,2-2,4 km, giúp giảm nguy cơ hai bệ phóng có thể bị phá hủy đồng thời trong một vụ tấn công hạt nhân.

Theo FAS, các bệ phóng mới được thiết kế để khai hỏa tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-41 và DF-31AG, tầm bắn 10.000-14.000 km và được trang bị đầu đạn hạt nhân.

Ảnh vệ tinh tiết lộ các bệ phóng ngầm dưới lòng đất của Trung Quốc.

Ảnh vệ tinh tiết lộ các bệ phóng ngầm dưới lòng đất của Trung Quốc.

Trung Quốc hiện duy trì chính sách không tấn công hạt nhân trước, nhưng sẽ đáp trả tương xứng nếu bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân.

Trong báo cáo thường niên năm 2019, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc đang cân nhắc bổ sung các phương án triển khai tên lửa DF-41, trong đó có sử dụng bệ phóng ngầm dưới lòng đất.

Theo FAS, dù tăng gấp đôi hay gấp ba bệ phóng ngầm, Trung Quốc vẫn xếp sau Mỹ và Nga về năng lực tấn công hạt nhân. Mỹ có 450 bệ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa, trong đó 400 bệ phóng luôn lắp sẵn tên lửa. Nga có 130 bệ phóng tương tự so với 18-20 của Trung Quốc, theo FAS.

Các bức ảnh vệ tinh cũng cho thấy Trung Quốc xây mạng lưới hầm ngầm phức tạp nhằm chứa các xe phóng tên lửa di động.

Phóng tên lửa từ bệ phóng ngầm dưới lòng đất luôn là phương án hiệu quả và chính xác nhất. Nhưng Trung Quốc cũng cần các xe phóng di động trong các trường hợp khẩn cấp. Mục đích cuối cùng là nhằm nâng cao năng lực răn đe hạt nhân, theo SCMP.

Video: Iran khoe ”thành phố tên lửa” tuyệt mật dưới lòng đất, choáng ngợp với số lượng

Hôm 15.3, Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) công bố video về “thành phố tên lửa” được xây dựng dưới...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN