Ảnh vệ tinh cho thấy cảnh khác lạ ở điểm nóng tranh chấp biên giới Trung-Ấn
Trung Quốc đã tháo dỡ hàng chục công trình, san phẳng các trại đóng quân dọc biên giới tranh chấp với Ấn Độ trên dãy Himalaya, hình ảnh vệ tinh mới nhất công bố ngày 17.2 cho thấy.
Trung Quốc ngày 16.2 đã rút hoàn toàn khỏi khu vực phía bắc hồ Pangong Tso.
Các bức ảnh vệ tinh do công ty Maxar Technologies công bố, cho thấy các khu trại đóng quân của binh sĩ Trung Quốc ở bờ phía bắc hồ Pangon Tso đã được dỡ bỏ hoàn toàn.
Các khu trại được Trung Quốc dựng ở khu vực tranh chấp với Ấn Độ từ mùa hè năm ngoái. Đến cuối tháng 1, các khu trại vẫn còn được nhìn thấy từ vệ tinh.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi căng thẳng biên giới leo thang hồi năm ngoái, Trung Quốc có động thái hạ nhiệt căng thẳng. Tuần trước, Trung Quốc và Ấn Độ thông báo kế hoạch rút quân, xe tăng và các thiết bị khác khỏi hai bên bờ hồ Pangong Tso.
“Chúng tôi cũng có hành động rút quân tương tự”, một quan chức giấu tên Ấn Độ trả lời với Reuters từ New Delhi.
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cho biết, quân đội hai bên đã nhất trí rút quân khỏi khu vực hồ Pangong Tso với nguyên tắc “theo giai đoạn, phối hợp và xác minh”. Ông Rajnath Singh cũng thông báo các chỉ huy quân sự sẽ bàn luận về việc chấm dứt xung đột tại các khu vực tranh chấp khác.
Trung Quốc rút quân sau khi đạt thỏa thuận với Ấn Độ về việc hạ nhiệt căng thẳng biên giới.
Căng thẳng Trung-Ấn bắt đầu leo thang tại khu vực biên giới trên dãy Himalaya từ tháng 4.2020. Ấn Độ khi đó cáo buộc binh sĩ Trung Quốc tìm cách vượt qua đường kiểm soát thực tế (LAC). Trung Quốc bác bỏ cáo buộc này của Ấn Độ.
Đến tháng 6.2020, căng thẳng leo thang chưa từng thấy khi 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong một cuộc đụng độ với lính Trung Quốc ở vùng Galwan. Bắc Kinh xác nhận quân đội nước này có ghi nhận thương vong nhưng không công bố chi tiết.
Sau nhiều vòng đàm phán quân sự và ngoại giao, đến tháng 2.2021, Ấn Độ và Trung Quốc mới chính thức đạt thỏa thuận rút quân giai đoạn 1. “Điều đang xảy ra hiện nay là binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ đóng quân quá gần nhau ở hồ Pangong Tso. Hai bên lùi lại một bước để giảm bớt căng thẳng, mở đường cho việc tháo gỡ căng thẳng toàn diện”, một quan chức Ấn Độ cho biết
Dưới chân núi của dãy Himalaya từng là nơi hình thành đế quốc Thổ Phồn, sau này trở thành một phần của Trung Quốc. Chính...
Nguồn: [Link nguồn]