Anh: Vaccine AstraZeneca cung cấp hiệu quả bảo vệ suốt đời

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Vaccine Oxford/AstraZeneca cung cấp sự bảo vệ mạnh mẽ đối với người tiêm và hiệu quả này có thể kéo dài suốt đời, một nghiên cứu mới cho biết.

Vaccine AstraZeneca có công dụng trong việc tăng cường tế bào T giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.

Vaccine AstraZeneca có công dụng trong việc tăng cường tế bào T giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại.

Ngoài việc kích thích sự sản sinh kháng thể tiêu diệt virus, vaccine AstraZeneca cũng tạo ra các "trại huấn luyện" tế bào T có chức năng tìm và diệt trong cơ thể. Các tế bào T có khả năng tiêu diệt các tác nhân gây hại, ngay cả các biến thể mới.

Điều đó có nghĩa là cơ thể có thể tiếp tục tạo ra các tế bào T quan trọng này trong thời gian dài, có thể là suốt đời, ngay cả khi các kháng thể suy giảm dần.

Có nhiều loại tế bào T với các chức năng khác nhau trong cơ thể người, ví dụ như tấn công trực tiếp vào vi sinh vật gây hại cho cơ thể như vi khuẩn, virus và tế bào ung thư; phối hợp với tế bào miễn dịch khác, tổ chức phản ứng miễn dịch và giúp ức chế hệ thống miễn dịch để cơ thể không phản ứng thái quá.

Công bố nghiên cứu trên tạp chí Nature, các nhà khoa học tại Đại học Oxford (Anh) và bệnh viện Cantonal (Thụy Sĩ) cho biết, nâng cao khả năng bảo vệ của tế bào T là “chức năng chính” của các vaccine sử dụng công nghệ vector adenovirus như AstraZeneca và Johnson & Johnson (J&J).

Giáo sư Burkhard Ludewig đến từ bệnh viện Cantonal ở Thụy Sĩ, nói: “Các tế bào T sản sinh từ trại huấn luyện mà vaccine tạo ra có chất lượng rất tốt”.

"Adenovirus đã cùng tiến hóa với con người trong một thời gian rất dài, và đã học được rất nhiều điều về hệ thống miễn dịch của con người trong quá trình này”, giáo sư Ludewig nói. "Virus luôn là những người thầy tốt nhất, và ở đây, chúng đã dạy chúng ta một bài học quan trọng về cách tốt nhất để thúc đẩy khả năng phản ứng của tế bào T”.

Theo giáo sư Ludewig, hi vọng rằng trong tương lai, các nhà khoa học sẽ tìm ra cách chế tạo vaccine mới nhắm vào các căn bệnh dai dẳng như lao, HIV, viêm gan C và ung thư”.

Các nhà nghiên cứu phát hiện adenovirus có thể xâm nhập vào các tế bào mô tồn tại lâu dài, hoạt động như “trại huấn luyện" tế bào T.

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, vaccine AstraZeneca có hiệu quả hơn trong việc tăng cường tế bào T so với các loại vaccine sử dụng công nghệ mRNA như Pfizer và Moderna.

Mức độ tăng cường của tế bào T rất khó xác định rõ. Nhưng trong nghiên cứu mới được công bố, các nhà khoa học nhắc đến khả năng bảo vệ suốt đời mà vaccine AstraZeneca mang lại.

Giáo sư Paul Klenerman đến từ Khoa Y Nuffield, Đại học Oxford nói: "Hàng triệu người đã được tiêm vaccine sử dụng công nghệ vector adenovirus trên khắp thế giới. Mục tiêu cuối cùng của các vaccine này là tạo ra sự bảo vệ hệ thống miễn dịch lâu dài bằng cách sử dụng cả kháng thể và tế bào T”.

"Nghiên cứu này giúp chúng tôi hiểu thêm về hiệu quả của vaccine và tại sao tác động lên tế bào T lại kéo dài đến vậy", giáo sư Klenerman nói.

Con số ”rất đẹp” về những người đã tiêm đầy đủ vaccine vẫn nhiễm Covid-19 ở Đan Mạch

Đa số các bệnh nhân Covid-19 nhập viện ở Đan Mạch là người chưa tiêm vaccine hoặc tiêm một mũi vaccine.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - The Sun ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN