Ảnh: Từ đói ăn, Qatar lột xác thành nước siêu giàu
Cùng nhìn lại bước phát triển khó tin của Qatar, từ một nước nghèo khó nhất vùng Vịnh vươn lên thành trung tâm tài chính, kinh tế hàng đầu khu vực.
Qatar có thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới.
Qatar là quốc gia liên tục đứng đầu bảng xếp hạng thế giới với GDP đầu người cao nhất. Loạt bài sau đây giới thiệu những thành tựu phi thường của Qatar - không chỉ nhờ tìm thấy mỏ dầu khí với trữ lượng lớn thứ 3 thế giới - cũng như cuộc sống vương giả khó tưởng tượng của Hoàng gia Qatar. |
Khai thác ngọc trai ngoài khơi vịnh Ả Rập.
Qatar được gia tộc Al-Thani cai quản từ đầu những năm 1900 khi trở thành một phần của thuộc địa Anh. Ngày 17.7.1913, Sheik Abdullah Bin Qassim Al-Thani trở thành quốc vương Qatar.
Trong thời gian 40 năm đầu thế kỷ 20, Qatar là quốc gia nghèo khó ở vùng Vịnh với hoạt động kinh tế chủ yếu xoay quanh đánh bắt hải sản và khai thác ngọc trai ở phía tây vịnh Ả Rập.
Giai đoạn 1920-1930, kinh tế Qatar suy thoái trầm trọng khi ngành công nghiệp xuất khẩu ngọc trai đối mặt cạnh tranh lớn từ thị trường Nhật Bản. Người dân đói ăn, suy dinh dưỡng và bệnh tật là cảnh thường thấy trong những con phố tiêu điều, dơ dáy ở thủ đô Doha.
Phố xá tiêu điều ở Doha một thời.
Năm 1951, Qatar sản xuất được 46.500 thùng dầu/ngày, thu về 4,2 triệu USD doanh thu. Việc phát hiện ra mỏ dầu ngoài khơi và sự phát triển của tập đoàn Shell đã giúp tăng sản lượng dầu khai thác của Qatar lên 233.000 thùng/ngày.
Anh trao trả độc lập cho Qatar năm 1971.
Nguồn thu từ dầu mỏ chảy vào túi gia tộc Al-Thani và Qatar bắt đầu quá trình hiện đại hóa đất nước. Những trường học, bệnh viện, nhà máy điện, bưu điện được xây dựng từ năm 1950.
Mỏ khí đốt đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của người dân Qatar.
Các tàu cỡ lớn tới lấy khí đốt từ Qatar.
Sản lượng dầu tăng đều đặn qua thập niên 1960 và nhà Al-Thani củng cố quyền lực bằng cách đưa những nhân vật quan trọng vào vị trí cấp cao trong chính quyền. Tất cả thành viên của gia tộc Al-Thani đều được hưởng bổng lộc rất lớn. Qatar giành độc lập hoàn toàn năm 1971 sau khi Anh tuyên bố rút lui mọi hoạt động quân sự khỏi phía đông kênh đào Suez.
Quốc vương Hamad trị vì 18 năm và biến Qatar thành một thế lực thực sự trong khu vực.
Ngày 22.2.1972, Khalifa Hamad lật đổ ngôi vua của quốc vương Ahmad Ali (cha ruột của ông) khi vua Qatar đang đi săn tại Iran. Khalifa cắt toàn bộ chi tiêu của gia đình hoàng tộc và tăng ngân sách cho các dự án xã hội, nhà ở, y tế, giáo dục và lương hưu.
Năm 1971, mỏ khí đốt lớn nhất thế giới được tìm thấy ở ngoài khơi Qatar. Sản lượng dầu mỏ thời điểm đó vẫn cao nên giếng dầu chưa được khai thác.
Các trường đại học, viện nghiên cứu lớn ở Qatar xuất hiện ngày một nhiều.
Nhờ có mỏ khí đốt phía bắc, Qatar sở hữu lượng khí đốt lớn thứ ba thế giới chỉ sau Nga và Iran. Trữ lượng của Qatar lên tới 896 nghìn tỉ feet khối. Sự sụt giảm của giá dầu năm 1980 khiến nền kinh tế Qatar rơi vào khủng hoảng. Mỏ khí đốt phía bắc được khai thác từ năm 1989 nhưng vẫn ở mức sản lượng thấp.
Quỹ đầu tư của Qatar có trong tay số vốn hơn 170 tỉ USD.
Tới năm 1995, tình hình của Qatar cũng không có gì thay đổi. Sheik Hamad bin Khalifa Al-Thani chiếm quyền từ vua cha sau cuộc đảo chính đẫm máu. Sheikh Hamad vẽ lại toàn bộ đường lối phát triển cho Qatar.
Một trong những ưu tiên hàng đầu của ông là khoan thăm mỏ khí đốt ở phía bắc. Sản lượng tăng nhanh và lần đầu tiên Qatar xuất khẩu được khí tự nhiên hóa lỏng. Qatar xây dựng nhiều cơ sở xử lý khí tự nhiên.
Trong vòng 15 năm sau đó, 14 nhà máy khí đốt đã được hoàn thành và liên doanh với các công ty quốc tế. Cuối thập niên 1990, Qatar hợp tác khoan thăm và xuất khẩu khí đốt với nhiều tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới. Qatar và tập đoàn dầu khí Maersk đã kí hợp đồng và khoan giếng dầu ngang dài nhất thế giới.
Căn cứ quân sự của Mỹ đặt tại Qatar.
Năm 1996, Qatar xây dựng căn cứ tỉ USD mang tên al-Ueid cho quân đội Mỹ sử dụng vào nhiệm vụ kho vận và quân sự. Hợp tác quân sự với Mỹ đạt mức cao nhất lịch sử. Sau đó một năm, Qatar bắt đầu kí hợp đồng cấp khí đốt cho Nhật Bản và Tây Ban Nha.
Nhờ sản lượng dầu mỏ và khí đốt ổn định, thu nhập bình quân đầu người của Qatar tăng đột biến. Chính quyền Doha áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để không lệ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên.
Năm 1998, chính phủ xây dựng “Thành phố Giáo dục”, là một tổ hợp khuôn viên 6 trường đại học từ Mỹ và 2 trường từ châu Âu, cùng các trung tâm nghiên cứu và tư vấn.
Đội bóng PSG được sự hậu thuận rất lớn từ các ông chủ Qatar.
Nhờ dầu khí và khí đốt, Qatar xây dựng được một quỹ đầu tư trị giá 170 tỉ USD. Từ năm 2003, Qatar Investment Authority ra đời với vai trò là quỹ đầu tư quan trọng nhất Qatar.
Quỹ này đã bỏ rất nhiều tiền vào các tổ hợp tài chính lớn thế giới như ngân hàng Barclays, Credit Suisse, HarroQatar. Ngoài ra, QIA sở hữu tòa nhà cao nhất châu Âu The Shard và nhiều công ty xe hơi tiếng tăm như Porsche hay Volkswagen.
Một tàu chở dầu cập cảng Doha.
Năm 2005, Trung tâm Tài chính Qatar được xây dựng để phát triển đầy đủ ngành dịch vụ kinh tế tại Doha. Qatar mong muốn trở thành nước tiên phong ở vùng Vịnh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính nhờ sự ổn định chính trị và nguồn vốn dồi dào.
Năm 2006, Qatar vượt qua Indonesia trở thành quốc gia xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới. Doanh thu từ khí đốt chiếm tới 60% GDP của Qatar.
Qatar năm 1977.
Tháng 12.2010, Qatar được bầu chọn là quốc gia đăng cai FIFA World Cup 2022. Chính phủ Doha tuyên bố xây dựng 12 sân vận động siêu hiện đại, gắn điều hòa để xua tan cảm giác nóng nực ở vùng sa mạc. Qatar tự định vị mình thành trung tâm thể thao của khu vực khi tổ chức và đăng cai nhiều sự kiện thể thao tầm cỡ châu lục và thế giới.
Qatar năm 2017.
Hình ảnh Qatar những năm 1970 và 30 năm sau. Tại thủ đô Doha, 58 nhà cao tầng được xây dựng sau 30 năm, cùng hàng loạt bảo tàng, sân vận động, nhà máy…
______
Đi cùng sự phát triển của kinh tế Qatar, quốc gia nhỏ bé ở vùng Vịnh cũng sản sinh ra một thế hệ các triệu phú USD nhiều nhất thế giới. Đánh giá của Bloomberg cho thấy không nơi đâu mà tỉ lệ triệu phú và giới siêu giàu lại nhiều như ở Qatar.
Đón đọc kì 3: Bí mật chưa từng hé lộ về giới siêu giàu Qatar
Chỉ trong 18 năm, sản lượng dầu mỏ Qatar khai thác đã lên tới 77 triệu thùng dầu/năm, biến nước này thành “tay chơi máu...