Anh trở thành quốc gia có số ca tử vong vì Covid-19 lớn thứ hai thế giới

Anh ngày 5.5 trở thành quốc gia có số ca tử vong vì Covid-19 lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, cao hơn tất cả các quốc gia châu Âu khác như Italia, Tây Ban Nha, Pháp.

Theo SCMP, dấu mốc đáng lo ngại trên phản ánh những điều tưởng chừng như là không tưởng, khi chỉ 2 tháng trước, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói rằng “Anh rất sẵn sàng đối phó đại dịch”.

Số ca tử vong tăng vọt khi Văn phòng Thống kê Quốc gia (ONS) bổ sung các ca tử vong vì Covid-19 ở ngoài bệnh viện. Cập nhật mới nhất nâng tổng số người chết vì Covid-91 ở Anh lên con số 32.313. Con số này bằng gần một nửa số người tử vong vì Covid-19 ở Mỹ (68.700) và vượt qua Italia (hơn 29.000).

Chính phủ Anh từng đặt mục tiêu kiểm soát số ca tử vong vì Covid-19 ở mức 20.000, nhưng mục tiêu này đến nay đã thất bại. Nhiều người chỉ trích chính phủ Anh phản ứng chậm và không đồng nhất trong cách đối phó đại dịch.

Từ đầu tháng 3, khi WHO cảnh báo đại dịch lan rộng ngoài Trung Quốc, Anh vẫn không có bất cứ động thái chống dịch rõ ràng nào. Đến giữa tháng 3, Giới chức Anh vẫn không truy lùng và kiểm soát nguồn gốc lây nhiễm.

Nhân viên nhà tang lễ cầm bó hoa tại nghĩa trang ở London, Anh.

Nhân viên nhà tang lễ cầm bó hoa tại nghĩa trang ở London, Anh.

Ở giai đoạn đầu, những tuyên bố gây hiểu nhầm của giới chức Anh khiến dư luận thế giới nghĩ rằng Anh muốn theo đuổi chiến lược miễn dịch cộng đồng.

Chỉ khi số ca nhiễm Covid-19 không ngừng tăng, chính phủ Anh mới ra lệnh phong tỏa toàn quốc. Đến giữa tháng 4, số ca tử vong vì Covid-19 ở Anh đã tăng lên tới 10.000, tăng gấp đôi chỉ sau 2 tuần.

Anh hiện là quốc gia châu Âu có số ca nhiễm Covid-19 mới ở mức cao, trung bình mỗi ngày có 3.000-4.000 ca nhiễm mới, chỉ sau Nga.

Richard Horton, biên tập viên tạp chí y khoa The Lancet, chỉ trích chính phủ “phản ứng chậm và đưa ra chính sách sai lầm”.

“Nếu chúng ta xét nghiệm đại trà, tích cực truy tìm nguồn gốc lây nhiễm ngay từ tháng 2, bổ sung thêm giường chăm sóc đặc biệt thì đã có thể cứu mạng sống của nhiều người hơn”, Horton nói trên tờ Financial Times.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống COVID-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với COVID-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Nguồn: [Link nguồn]

Truyền thông Anh: Vì sao Việt Nam không còn cần đến giãn cách xã hội?

Hãng tin truyền hình ITV News của Anh hôm 4/5 nhận định giãn cách xã hội (cách ly xã hội) không còn cần thiết ở Việt Nam...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN