[ẢNH] 'Tan nhưng không rã', phe kháng chiến Afghanistan bắt đầu 'gặm nhấm' Taliban
Sau khi bị Taliban đánh bật tại các căn cứ chính nằm trong thung lũng Panjshir, lực lượng Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan (FANR) thay vì tan rã đã nhanh chóng rút lên núi, tập hợp lại và tiến hành cuộc chiến tranh du kích, nhằm tiêu hao sinh lực đối phương.
Việc lực lượng Taliban phải rút khỏi huyện Rokha đồng nghĩa với việc thủ phủ Bazarak rất có thể sẽ sớm rơi vào tay phe kháng chiến trong tương lai gần.
Nếu chiếm được thủ phủ Bazarak, đồng nghĩa với việc toàn bộ thung lũng Panjshir sẽ lại nằm trong tay phe kháng chiến Afghanistan.
Điều này không những giúp lực lượng Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan thắng lợi về mặt chiến thuật mà còn tạo đà thắng lợi về mặt chiến lược.
Cộng đồng quốc tế bắt đầu có những động thái chú ý đến Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan, sau khi Taliban cho thấy họ đã đi ngược lại các lời hứa trước đây,
Cho tới thời điểm hiện tại, quốc tế vẫn chưa công nhận chính quyền Taliban, điều này mở ra tương lai hy vọng cho FANR nếu như họ giành được những thắng lợi quan trọng.
Được biết một số nghị sĩ Mỹ như Lindsey Graham và Mike Waltz đã đưa ra một thông cáo báo chí về việc họ đã điện đàm với thủ lĩnh Massoud, đồng thời ca ngợi cam kết của FANR chống lại "sự tàn bạo" của Taliban cũng như Al-Qaeda tại Afghanistan.
Nghị viện châu Âu đã thông qua nghị quyết kêu gọi thủ lĩnh Massoud cùng tham gia một phiên họp của họ cùng Hội đồng Liên minh châu Âu, để trình bày về thực trạng ở Afghanistan sau khi Taliban nắm quyền.
Hiện tại mới chỉ có Tajikistan đang công khai ủng hộ FANR về mặt ngoại giao, đồng thời cũng có thông tin cho rằng Dushanbe đang ngấm ngầm trợ giúp nguồn lực vũ khí cho phe kháng chiến.
Chính điều này đã khiến Taliban tức giận và điều hàng chục ngàn quân với nhiều xe tăng và xe bọc thép tới biên giới Tajikistan.
"Tajikistan can thiệp vào công việc nội bộ của chúng tôi, cần phải có phản ứng cho những hành động như vậy", đại diện Taliban Zabihullah Mujahid nói trong một cuộc phỏng vấn với hãng Al-Jazeera TV.
Trước đó, phát ngôn viên của Taliban Zabihullah Mujahid khẳng định, việc điều quân tới sát biên giới Tajikistan là động thái cần thiết để chống lại các mối đe dọa an ninh.
Thậm chí, hôm 26/9, Mohammad Naeem Wardak, phát ngôn viên văn phòng chính trị của Taliban tại Qatar, nói trong một cuộc họp báo rằng lực lượng này "họ sẽ chiếm gọn Tajikistan trong vòng 24 giờ nếu nước ngoài không can thiệp".
Dù mạnh miệng đe dọa Tajikistan, nhưng Taliban đã tính tới vai trò của Nga, vì thế tới thời điểm hiện tại, lực lượng này vẫn chưa có bất kỳ hành động quân sự nào nhắm vào Dushanbe.
Nga đang có căn cứ quân sự 201 đóng trên đất đồng minh Tajikistan, nơi đây bố trí khoảng 7.000 binh sĩ cùng hàng loạt khí tài tối tân, đây sẽ là rào cản lớn nhất khiến Taliban "chùn bước" không tấn công Tajikistan.Cả Nga và Tajikistan đều nằm trong Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), vì vậy nếu một thành viên bị tấn công, những thành viên khác sẽ lập tức ra tay để trợ giúp.
Trước đó Nga, Tajikistan và Uzbekistan đã tổ chức một cuộc tập trận quân sự lớn sát biên giới Afghanistan "dằn mặt" Taliban. Hiện Taliban đang phải căng mình xử lý nhiều vấn đề, đây sẽ là cơ hội cho sự trỗi dậy của lực lượng Mặt trận Kháng chiến Quốc gia Afghanistan (FANR). Ngoài căng thẳng với Tajikistan, sự phá rối của tổ chức khủng bố IS-K, Taliban cũng đang phải đối mặt với hai thách thức lớn, đó là việc cầm quyền tại Afghanistan được quốc tế công nhận, cũng như việc phục hồi kinh tế, an sinh, xã hội cho người dân sau nhiều năm chiến tranh.
Phần tử khủng bố ISIS-K trực tiếp kích nổ bom tự sát ở lối ra vào sân bay Kabul khiến 183 người chết từng được Taliban...
Nguồn: [Link nguồn]