Anh: Phát hiện phần còn lại của "rồng biển" dài 10m, có phần đầu nặng 1 tấn

Mẫu vật mới, có niên đại khoảng 180 triệu năm, được xem là một trong những phát hiện vĩ đại nhất trong lịch sử hóa thạch ở Anh. 

Video Các nhà khảo cổ khai quật hóa thạch của loài "rồng biển" ở Anh. Nguồn: Daily Mail

Tờ Daily Mail hôm 10/1 đưa tin, hóa thạch của một con Ichthyosaur (còn gọi là "rồng biển") được phát hiện ở đáy hồ chứa Rutland Water, thuộc hạt Rutland, vùng East Midlands của Anh. 

Đây là bộ xương hóa thạch lớn và hoàn chỉnh nhất ở Anh từ trước tới nay, với chiều dài khoảng 10 mét và hộp sọ nặng 1 tấn. 

Mẫu vật mới, có niên đại cách đây khoảng 180 triệu năm, được tìm thấy tại Rutland Water - hồ chứa lớn nhất ở Anh - khi các nhà bảo tồn rút nước để cải thiện môi trường sống cho các loài chim. 

Joe Davis, 48 tuổi, tới từ tổ chức giám sát hoang dã Leicestershire & Rutland Wildlife Trust và là người phát hiện ra bộ xương hóa thạch của "rồng biển", cho biết: "Đồng nghiệp của tôi nghĩ rằng thứ mà chúng tôi thấy dưới lớp bùn đáy hồ có lẽ chỉ là đường ống". 

"Khi các nhà cổ sinh vật học và nhóm của chúng tôi phát hiện ra bộ xương đầy đủ và dùng máy kéo nâng nó lên. Phần đầu của con quái vật lớn hơn cả tôi, trong khi tôi cao 1,8 mét. Đó là một con quái vật lớn", ông Joe cho hay. 

Phần hóa thạch có niên đại 180 triệu năm được phát hiện ở Anh. Ảnh: Daily Mail

Phần hóa thạch có niên đại 180 triệu năm được phát hiện ở Anh. Ảnh: Daily Mail

Tiến sĩ Dean Lomax, một chuyên gia về loài Ichthyosaur làm việc tại đại học Manchester (Anh), đã dành 14 ngày để khai quật hóa thạch "rồng biển" dài 10 mét và ca ngợi đây là "một trong những phát hiện vĩ đại nhất trong lịch sử cổ sinh vật học ở Anh".

"Dù có rất nhiều hóa thạch về Ichthyosaur được tìm thấy ở Anh, nhưng điều đáng chú ý là hóa thạch Ichthyosaur ở Rutland là bộ xương lớn nhất được tìm thấy ở Anh. 

Ichthyosaur là một loài bò sát biển, xuất hiện lần đầu vào khoảng 250 triệu năm trước và bị tuyệt chủng cách đây 90 triệu năm. Chúng có thể phát triển chiều dài lên hơn 25 mét và có hình dạng tương đối giống cá heo ngày nay. 

Loài "rồng biển" cổ đại có hình dạng giống cá heo ngày nay. Ảnh: Daily Mail

Loài "rồng biển" cổ đại có hình dạng giống cá heo ngày nay. Ảnh: Daily Mail

Phần xương hóa thạch của con "rồng biển" được một nhóm các chuyên gia cổ sinh vật học ở Anh khai quật vào tháng 8 và tháng 9/2021.  

Hai bộ xương nhỏ và không hoàn chỉnh của 2 con Ichthyosaur được tìm thấy trong quá trình xây dựng hồ chứa Rutland Water vào những năm 1970. Tuy nhiên, phát hiện mới nhất là bộ xương hoàn chỉnh đầu tiên của loài "rồng biển" này. 

Sau khi được phát hiện vào tháng 2/2021, mẫu vật mới được chuyển đi vào tháng 8/2021 để không làm gián đoạn hoạt động bảo tồn chim tại khu vực này. 

"Tôi đã nghiên cứu về hóa thạch của các loài bò sát tại Rutland và Leicestershire hơn 20 năm. Khi mới nhìn hóa thạch lần đầu, tôi đã chắc chắn nó là con Ichthyosaur lớn nhất của khu vực này", tiến sĩ Mark Evans, tới từ tổ chức nghiên cứu British Antarctic Survey. 

"Đây là một khám phá có ý nghĩa lớn với nước Anh và thế giới. Nó cũng rất quan trọng với người dân Rutland và các khu vực lân cận.", tiến sĩ Mark nói thêm. 

Xác cá “rồng biển” khổng lồ trôi dạt bờ biển Philippines, báo hiệu thảm họa?

Người dân Philippines bày tỏ lo lắng về nguy cơ xảy ra động đất, sóng thần, sau khi người ta phát hiện xác cá “rồng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Daily Mail ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN