Ảnh: Người TQ phá tan 1/3 Vạn Lý Trường Thành thế nào
Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc phải thành lập một cơ quan xử lý những hành vi phá hoại Vạn Lý Trường Thành khi di sản văn hóa thế giới hàng ngàn năm tuổi này đang bị tàn phá nghiêm trọng.
Theo báo chí Trung Quốc, ít nhất 30% trong tổng số 21.000 km tường thành của công trình vĩ đại nhất lịch sử con người đã biến mất. Điều này đồng nghĩa không thể khôi phục lại di tích trở về nguyên trạng.
Vạn Lý Trường Thành xây dựng từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên tới thế kỷ thứ 16. Tường thành nhằm bảo vệ người Hán trước họa xâm lăng của giặc Hung Nô, Mông Cổ, Mãn Châu. Giờ đây, chính con cháu người Hán lại tàn phá tường thành từng bảo vệ tổ tiên họ.
Mục đích khác của Vạn Lý Trường Thành là kiểm soát biên giới và áp đặt thuế với các mặt hàng vận chuyển qua Con đường Tơ lụa nổi tiếng. Trên Vạn Lý Trường Thành có đóng các tháp canh, chòi canh để coi chừng kẻ địch hoặc người lạ xâm nhập.
Chiều cao trung bình của Vạn Lý Trường Thành là 7 m, chiều rộng khoảng 5-6m. Vạn Lý Trường Thành bắt đầu từ biển Bột Hải ở phía đông tới khu tự trị của người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương, miền tây Trung Quốc.
Cục quản lý Di sản Văn hóa quốc gia Trung Quốc đã thông báo hôm 21.7 về các biện pháp bảo vệ mới dành cho Vạn Lý Trường Thành. Mục tiêu của chiến dịch kéo dài tới tháng 9 là nhằm “xác định rõ trách nhiệm bảo vệ Vạn Lý Trường Thành, tăng cường giám sát, điều tra những vụ việc phá hoại Vạn Lý Trường Thành”.
Cán bộ của chương trình này sẽ kiểm tra ngẫu nhiên nhiều địa điểm ở 15 tỉnh trên toàn Trung Quốc.
Vạn Lý Trường Thành bị nhiều người tìm tới phá hủy và khai thác vàng mà không bị chính quyền xử lý.
Hầu như không còn nhận ra bóng dáng trường thành cổ xưa.
Tốc độ biến mất của Vạn Lý Trường Thành đang làm nhiều người lo ngại.
Nhiều khách tới Vạn Lý Trường Thành cũng "tranh thủ" lấy về một hai hòn gạch làm kỉ niệm.
Những hộ dân gần đó thì lấy hẳn xe tải hoặc xe thồ tới chở gạch về để xây dựng. Có những người bán lại cho khách du lịch với giá khoảng 100 nghìn đồng/viên
Có người khoe tung chân phá tường thành
Nhiều nơi, tường thành bị thiên nhiên tàn phá mà không được tu tạo, bảo trì. Ước tính chỉ có 10% diện tích tường thành được bảo vệ tốt.
Tường thành ở khu vực Nội Mông phải chịu thời tiết rất khắc nghiệt.
Một phần của bức tường cao 7m hầu như không còn lại gì ngoài đống hoang tàn.
Video thanh niên Trung Quốc nhảy lên đạp phá Vạn Lý Trường Thành cách đây ít hôm: