Anh mua 65 đảo, trục xuất dân để Mỹ xây căn cứ: Nhiều người khốn đốn

Năm 1965, Anh chi tiền mua quần đảo này với giá 3 triệu bảng Anh (4,1 triệu USD) để phục vụ chiến lược gọi là “lãnh thổ từ Ấn Độ Dương”. Người dân trên đảo sau đó bị Anh trục xuất để lấy đất cho Mỹ xây căn cứ quân sự trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Anh đến nay vẫn chưa trao trả quần đảo Chagos cho Mauritius (ảnh: Aljazeera)

Anh đến nay vẫn chưa trao trả quần đảo Chagos cho Mauritius (ảnh: Aljazeera)

Để đổi lấy sự độc lập vào năm 1968, Mauritius – đảo quốc Ấn Độ Dương – buộc phải bán quần đảo Chagos (gồm 65 đảo lớn nhỏ) cho Anh với giá rẻ mạt.

Sau khi mua được Chagos, năm 1967, Anh xua đuổi hơn 2.000 dân Chagossians bản địa, lấy đất cho Mỹ thuê để xây dựng căn cứ quân sự. Theo tuyên bố của Anh, nước này sẽ trả lại Chagos cho Mauritius khi nào quần đảo này không còn giá trị phục vụ quân sự.

Từ khi bị trục xuất, những người dân bản địa sống ở Chagos rơi vào cảnh nghèo đói. Họ không được quay lại Chagos, cũng không được chính quyền nước nào công nhận tư cách công dân.

Emmanuel Joseph Aglae là một trong số những người Chagossians bị Anh trục xuất năm 1967. Con gái ông – Marie Linda – đã chi rất nhiều tiền để được mang quốc tịch là “công dân các vùng hải ngoại thuộc Anh”. Năm 2010, Marie Linda rời Mauritius và tới Anh sinh sống. Cô làm việc cật lực cho một khách sạn, mong có tiền mua vé cho 2 đứa con là Coralie và Jamel bay sang Anh sống cùng mình.

Khoảng 3.000 người Chagossians và con cháu của họ đã tìm cách sang Anh sinh sống sau khi bị trục xuất khỏi đảo Chagos. Họ tập trung ở Crawley – thị trấn miền Đông Nam nước Anh.

Căn cứ quân sự Mỹ xây dựng ở quần đảo Chagos (ảnh: Aljazeera)

Căn cứ quân sự Mỹ xây dựng ở quần đảo Chagos (ảnh: Aljazeera)

Khi Coralie, 25 tuổi, đăng ký theo học một trường cao đẳng ở Anh, cô bị từ chối vì không có quốc tịch Anh. Theo luật Anh, những đứa trẻ sinh ra bên ngoài lãnh thổ nước này sẽ không được nhập quốc tịch Anh. Coralie cũng không thể nghiễm nhiên được công nhận là “công dân các vùng hải ngoại thuộc Anh” giống mẹ.

“Người có nguồn gốc từ quần đảo Chagos không được phép cho con cái nhập quốc tịch là “công dân các vùng hải ngoại thuộc Anh”, Carl Soderbergh – Giám đốc Nhóm quyền dân tộc thiểu số quốc tế - cho hay.

“Người Chagossians không có lỗi. Họ bị mắc kẹt trong tình trạng lấp lửng về pháp lý. Anh đã lấy đất đai của họ thì nên giải quyết những bất công này một cách triệt để’, ông Carl Soderbergh nói.

Coralie thậm chí còn không thể mở tài khoản ngân hàng ở Anh. Mọi chi phí phục vụ cho cuộc sống cô đều phải trông cậy vào mẹ.

“Cuộc sống thật khó khăn. Tôi không thể làm việc như những người khác chỉ vì tôi mang dòng máu Chagossians. Tôi đã cố giải quyết vấn đề bằng việc thuê luật sư, nhưng không có kết quả”, Coralie than thở.

“Mẹ tôi đã 55 tuổi, bà ấy đã già nhưng vẫn phải làm việc vất vả, tăng ca để tiết kiệm tiền lo chuyện nhập tịch cho các con”, Coralie nói.

Nhiều người Chagossians hoặc con cháu của họ cũng rơi vào tình trạng giống Coralie và Linda. Muốn trở thành “công dân các vùng hải ngoại thuộc Anh”, người Chagossians thường phải chi từ 7.000 đến 13.800 USD cho hoạt động môi giới.

Năm 2019, Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết buộc Anh trao trả quần đảo Chagos cho Mauritius. Tuy nhiên, Anh phớt lờ nghị quyết này.

Henry Smith – nghị sĩ đảng Bảo thủ Anh – cho rằng đã đến lúc Anh tìm cách sửa chữa “sự bất thường của lịch sử”.

“Chúng ta cần trả lại công bằng cho những người đã bị nước Anh đối xử rất tệ hơn nửa thế kỷ qua”, ông Smith nói.

Nghị sĩ Smith vừa đệ trình lên quốc hội Anh dự án sửa đổi Luật Quốc tịch và Biên giới. Nếu thành công, những người Chagossian bất hạnh và con cháu của họ sẽ được nhập quốc tịch Anh mà không tốn một USD nào.

Tuyên bố cứng rắn bất ngờ của ông Biden về vấn đề Đài Loan

Trong khi các trợ lý hối hả chuẩn bị cho cuộc gặp trực tuyến cấp cao giữa Tổng thống Mỹ Biden và Chủ tịch Trung Quốc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – Aljazeera ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN