Anh hùng Lương Sơn Bạc có kết cục đáng thương nhất Thủy Hử

Lý Quỳ là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong tiểu thuyết Thủy Hử của Thi Nại Am dù chỉ xuất hiện bên cạnh các nhân vật khác. Cả cuộc đời ông gắn liền với thủ lĩnh Tống Giang kể từ khi lên Lương Sơn Bạc.

Hắc Toàn Phong Lý Quỳ.

Hắc Toàn Phong Lý Quỳ.

Lý Quỳ có tên hiệu là Hắc Toàn Phong, hay Thiết Ngưu do bản tính lỗ mãng, nóng nảy, ngoại hình hung dữ, và luôn sử dụng vũ khí là một đôi rìu sắt. Lý Quỳ tính tình hung bạo nhưng được coi là biểu tượng của sự ngay thẳng trung thành, tín nghĩa.

Hình tượng nhân vật Lý Quỳ

Trong tác phẩm Thủy Hử, Lý Quỳ xuất thân là một người dân nghèo ở Sơn Đông, có sức mạnh nhưng rất nóng nảy nên đã có lần lỡ tay đánh chết người.

Lý Quỳ bỏ trốn đến Giang Châu và làm cai ngục dưới trướng Đới Tung. Đến khi Tống Giang bị tội đày đến Giang Châu thì Lý Quỳ mới xuất hiện.

Tuy nóng nảy, lỗ mãng, thậm chí giết người không chớp mắt nhưng Lý Quỳ vẫn có những đức tính tốt đẹp. Nổi bật nhất là sự trung thành, dũng cảm và luôn yêu thương huynh đệ hơn bản thân.

Lý Quỳ đặc biệt thần tượng Tống Giang, hết mực trung thành, vào sinh ra tử để bảo vệ người anh kết nghĩa. Khi nghĩa quân Lương Sơn quy an triều đình, dù không muốn nhưng Lý Quỳ vẫn theo Tống Giang: ”Ca Ca, phản đi thôi. Ca ca, lúc nào khởi binh, tôi sẽ đem quân đến ứng cứu…”.

Lý Quỳ nghe lời Tống Giang cõng mẹ lên núi.

Lý Quỳ nghe lời Tống Giang cõng mẹ lên núi.

Suy nghĩ của Lý Quỳ rất đơn giản, chỉ cần tụ tập anh em vui vẻ, say sưa bên chén rượu, gặp chuyện chướng mắt thì hai tay quét sạch.

Lý Quỳ không phức tạp như Tống Giang vì trước sau chỉ trung thành với triều đình, cũng không như Lâm Xung không còn cách nào mới phải làm thảo khấu, cũng không giống Võ Tòng bất đắc dĩ phải giết người.

Lý Quỳ đơn giản khao khát cuộc sống tự do, sống chết để bảo vệ lý tưởng bên những người anh em của mình.

Nhân vật Lý Quỳ cũng đại diện cho một loạt hình tượng thường thấy trong tiểu thuyết ở Trung Hoa. Có sự tương đồng giữa Lý Quỳ với Trương Phi trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Đó là hình tượng nhân vật có sức địch muôn người, luôn xung phong trước trận tiền, dũng cảm coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, nhưng đi kèm với đó là tính cách nóng nảy, mất bình tĩnh, không biết phải trái, đúng sai.

Cái chết đau thương của Lý Quỳ

Tống Giang bị những nịnh thần trong chiều ganh ghét, giả chiếu vua ban rượu độc.

Tống Giang bị những nịnh thần trong chiều ganh ghét, giả chiếu vua ban rượu độc.

Khi Tống Giang bị giải đi xử chém, Lý Quỳ xông vào pháp trường cùng với các hảo hán Lương Sơn cứu Tống Giang. Kể từ đó, cuộc đời Lý Quý gắn liền với Tống Giang ở Lương Sơn Bạc.

Sau khi lên Lương Sơn làm đầu lĩnh, Lý Quỳ vì nhớ gia đình nên xin phép Tống Giang xuống núi về quê. Tống Giang gợi ý Lý Quỳ hãy đem theo cả gia đình mình lên Lương Sơn cùng chung sống, vì ông đã giết người ở Giang Châu nên sẽ làm liên luỵ đến gia đình. Nhưng Lý Quỳ không biết rằng vì làm theo lời Tống Giang mà sau này cõng mẹ lên núi để mẹ bị hổ ăn thịt.

Lý Quỳ nóng nảy, ương bướng nhưng rất hăng hái, nhiệt tình và trung thành với Tống Giang. Có một số lần Lý Quỳ vô tâm, giận dỗi, bỏ trốn khỏi Lương Sơn vì bị Tống Giang doạ chặt đầu nhưng rồi lại quay lại.

Sau khi quân Lương Sơn thắng lợi trong chiến dịch chinh phạt Phương Lạp, Lý Quỳ được vua Tống Huy Tông phong chức vị. Lý Quỳ bản chất chỉ muốn sống cuộc đời ở Lương Sơn Bạc, nhưng vì đã theo Tống Giang nên đành miễn cưỡng ở lại.

Đến khi Tống Giang bị gian thần hãm hại, giả chiếu của hoàng đế ban rượu độc, Lý Quỳ được gọi đến cùng uống rượu để cả hai cùng chết.

Cái kết của Tống Giang và  Lý Quỳ trong phim.

Theo Qulishi, chiêu an, quy phục hoàng đế nhà Tống được coi là ranh giới đỏ mà Tống Giang không bao giờ làm trái.

Đó là lý do dù tập hợp một lực lượng đáng kể ở Lương Sơn với 107 anh hùng, nhưng Tống Giang chỉ muốn một ngày quy phục triều đình.

Lý Quỳ thì khác, nhân vật hung hăng, lỗ mãng này chỉ chấp nhận chiêu an vì còn được ở gần Tống Giang, vì còn mục đích sống. Tống Giang biết chỉ có mình mới kiểm soát được Lý Quỳ nên đã lừa cho uống rượu độc.

Tống Giang nói: “Sau khi ta chết, ta sợ Thiết Ngưu sẽ làm phản”. Khi Lý Quỳ biết Tống Giang cho mình uống rượu độc thì đã muộn, chỉ kịp nói: “Thiết ngưu khi sống theo hầu huynh trưởng. Sau khi chết cũng làm ma theo hầu huynh trưởng".

Câu nói cuối cùng khiến người yêu Thủy Hử rơi lệ đã phản ánh một số phận đáng thương nhất. Lý Quỳ phạm tội ác mà bị người đời xa lánh, mẹ chết mà không làm gì được, chuỗi ngày sống vui vẻ ở Lương Sơn không kéo dài lâu, khi Tống Giang uống rượu độc, Lý Quỳ cũng phải đi theo.

Có thể nói, trong cả cuộc đời, Lý Quỳ gần như không có sự lựa chọn. Thiết Ngưu nghe theo Tống Giang một cách mù quáng vì đó là người ông cảm thấy được tôn trọng. Đến cuối cùng, Lý Quỳ không tự quyết định được số phận của mình. Vì lẽ đó nên có thể nói rằng Lý Quỳ là anh hùng Lương Sơn có kết cục đáng thương nhất.

Tống Giang chính là kẻ giấu mặt gây nên cái chết của trại chủ Lương Sơn Tiều Cái?(*)

Cái chết của trại chủ Tiều Cái ở Lương Sơn trong tác phẩm Thủy Hử cho đến nay vẫn là sự kiện gây tranh cãi, bởi nếu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Bí ẩn lịch sử thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN