Anh: Để tấm bia đá trong nhà hàng thập kỷ, không ngờ giá trị cả "núi tiền"
Tượng Phật được khắc bằng đá cẩm thạch, đặt gần lò sưởi trong một căn nhà nhỏ ở vùng nông thôn của Anh suốt hàng thập kỷ, gần đây được bán với giá cao bất ngờ.
Bia đá cẩm thạch chạm khắc hình Đức Phật và hai vị Bồ tát được bán với giá cao bất ngờ.
Theo Daily Mail, tác phẩm chạm khắc bằng đá cẩm thạch được đặt ở phòng khách, trong nhà của một người phụ nữ nghèo ở phía tây nam nước Anh.
Người phụ nữ không biết tượng đá có giá trị lớn đến mức nào, cho đến khi một chuyên gia của nhà bán đấu giá được mời tới để thẩm định một số đồ vật.
Tượng đá khắc dạng tấm bia nặng khoảng 90kg, cao 100cm và rộng 38cm. Tượng đá khắc hình Đức Phật, người sáng lập Phật giáo, đứng trên tòa sen.
Sau kết quả đánh giá kỹ lưỡng, tượng đá bắt nguồn từ triều đại Bắc Tề, giai đoạn năm 550 - 577 ở Trung Hoa. Nhà Bắc Tề cai trị phía đông của miền Bắc Trung Quốc, thuộc giai đoạn Nam–Bắc triều.
Không rõ bia đá xuất hiện ở nước ngoài từ bao giờ, nhưng nó từng nằm trong bộ sưu tập của Adolphe Stoclet, một kỹ sư người Bỉ. Stoclet là người xây dựng Cung điện Stoclet nổi tiếng ở Brussels vào năm 1907.
Bia đá kiểu như thế này đã không xuất hiện trên thị trường công khai trong hơn một thế kỷ qua. Nhà đấu giá Woolley & Wallis ở Salisbury, Wilts, gần đây đã đem bia đá ra đấu giá. It nhất 9 người đấu giá tham gia theo hình thức đấu giá qua điện thoại.
Tấm bia đá được đặt ở phòng khách trong nhà một người phụ nữ ở Anh suốt hàng thập kỷ.
Nhà đấu giá kì vọng sẽ bán được tấm bia đá với giá khoảng 60.000 bảng Anh. Nhưng cuối cùng, một người Trung Quốc đã trả số tiền 554.400 bảng Anh (khoảng 16 tỷ đồng) để sở hữu tấm bia đá. Khoản tiền này đã bao gồm các khoản phí liên quan.
Theo Daily Mail, đây là một ví dụ điển hình cho thấy các nhà sưu tập phương Đông giàu có đang tìm cách lấy lại di sản đã mất của họ, dẫn đến giá trị các cổ vật quý hiếm có nguồn gốc ở Trung Quốc tăng vọt.
Người phụ nữ ủy quyền cho nhà đấu giá cũng theo dõi phiên đấu giá và nói rằng bà "hoàn toàn hài lòng" với kết quả.
Cổ vật từng được trưng bày ở Paris, Pháp vào năm 1913.
John Axford, người đứng đầu bộ phận nghệ thuật châu Á tại nhà đấu giá Woolley & Wallis, nói: “Đây là mức giá đặc biệt cho một cổ vật đặc biệt, không chỉ phản ánh sự hiếm có mà còn cả ý nghĩa về nguồn gốc của nó".
"Kiểu chạm khắc này có nguồn gốc ở triều đại Bắc Tề và cổ vật luôn nằm trong danh sách các hiện vật giá trị nhất", Axford nói. "Nó được chạm khắc rất đẹp với hình Đức Phật và hai vị Bồ tát bên cạnh. Tác phẩm vẫn còn rất sắc nét dù đã trải qua hơn 1.500 năm lịch sử".
Nguồn: [Link nguồn]
Các nhà khảo cổ Trung Quốc gần đây đã phát hiện thêm một loạt những cổ vật ở khu khảo cổ phía tây nam, được cho là có thể giúp làm sáng tỏ nền văn minh bí ẩn chưa từng...