Anh chia nhóm tấn công tàu sân bay làm hai để có chiến hạm đưa đến Biển Đen

Quân đội Anh muốn đóng góp lớn hơn vai trò của Mỹ trong việc “định hướng Ukraine” trong bối cảnh Kiev đang căng thẳng với Nga.

Video đoàn chiến hạm của Hạm đội Caspia đi qua gầm cầu Crimean, hướng ra Biển Đen

Báo chí Nga dẫn lời các chuyên gia Anh lưu ý rằng, chính quyền London muốn đóng vai trò chính trong định hướng của Ukraine. Đặc biệt, họ nói rằng vai trò của London với Kiev "có thể còn lớn hơn vai trò của Hoa Kỳ."

Những tuyên bố như vậy được đưa ra dựa trên sự xuất hiện của các dữ liệu nói về khả năng sẵn sàng điều lực lượng đến Biển Đen của bộ chỉ huy Hải quân Hoàng gia Anh trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang leo thang.

Một tàu hộ vệ của Hải quân Anh.

Một tàu hộ vệ của Hải quân Anh.

Theo báo Times, London đã thông báo cho Thổ Nhĩ Kỳ rằng, vào tháng 5 tới, một tàu khu trục và một hộ vệ hạm nhỏ khác của Hải quân Anh sẽ đi qua Dardanelles và eo biển Bosphorus để đi vào vùng biển Biển Đen.

Chiến hạm HMS Kent.

Chiến hạm HMS Kent.

Thông báo từ Anh cho biết, nước này đã quyết định chia tách một số tàu chiến thuộc thành phần của nhóm tấn công tàu sân bay (AUG), vốn được giao nhiệm vụ hoạt động thường trực ở Biển Địa Trung Hải.

Tàu khu trục và tàu hộ vệ nhỏ (có thể là các tàu HMS Kent và HMS Northumberland), sẽ được điều đến Biển Đen, hiện là một phần của nhóm AUG của Hải quân Anh.

Tư lệnh lực lượng hải quân Anh chỉ ra rằng đây là cách Anh sẽ hỗ trợ Ukraine trong bối cảnh xuất hiện "các hành động gây hấn của Nga".

Chiến hạm HMS Northumberland.

Chiến hạm HMS Northumberland.

Các chuyên gia lưu ý rằng quyết định như vậy ở London được đưa ra trong bối cảnh Mỹ từ chối điều hai tàu chiến của họ đến Biển Đen.

Trước đó, Hoa Kỳ đã thông báo cho Thổ Nhĩ Kỳ về việc các chiếm hạm Donald Cook và tàu sân bay Roosevelt của Lầu Năm Góc sẽ đi qua eo biển Bosphorus để vào Biển Đen.

Tuy nhiên, sau cuộc điện đàm giữa hai Tổng thống Mỹ - Nga (các ông Joe Biden và Vladimir Putin), Hoa Kỳ đã quyết định từ chối gửi tàu vào Biển Đen.

Vương Quốc Anh, nước được biết là đang cố gắng thực hiện chiến lược khôi phục sự hiện diện của mình trên các đại dương, đã quyết định "thay thế" các tàu chiến của Mỹ bằng phương tiện chiến đấu của mình.

Theo báo chí Nga, “quyết định này của London rõ ràng nhận được sự đồng ý của Washington”.

Trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth - ảnh tư liệu.

Trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth - ảnh tư liệu.

Cần lưu ý rằng nhóm tàu sân bay tấn công của Anh, do hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth dẫn đầu, ban đầu được điều đến Thái Bình Dương để "kiềm chế Hải quân Trung Quốc."

Truyền thông ở Nga nhận định rằng: “Rõ ràng, chính quyền London đặt nhiều hy vọng vào nhóm tấn công hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth đến mức với sự giúp đỡ của các tàu chiến này, họ sẽ "kiềm chế" được cả Trung Quốc và Nga ...”

Trong một diễn biến liên quan đến tình hình quanh khu vực Biển Đen, ngày 17/4, 15 tàu chiến của Hạm đội Caspi, bao gồm 3 pháo binh, 8 tàu đổ bộ và các tàu bảo đảm khác đã đi qua eo biển nối Biển Azov và vào Biển Đen.

15 tàu chiến của Hạm đội Caspi đã trải qua hành trình dài đi qua đường sông, kênh đào để tới Biển Azov và ra Biển Đen như lực lượng bổ sung cho Hạm đội Biển Đen trong bối cảnh quan hệ Nga – Ukraine căng thẳng.

Nguồn: [Link nguồn]

Báo Đức phát hiện trại quân sự khổng lồ của Nga ở Crimea qua ảnh vệ tinh

Tạp chí Đức tiếp tục đưa tin về hoạt động quân sự của Nga ở Crimea qua các bức ảnh vệ tinh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Nguyên ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN